
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đầy bụng, đau bụng,… Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hằng năm có khoảng trên 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy trên toàn thế giới. Đây không chỉ là vấn đề gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng và suy yếu hệ miễn dịch. Vì vậy, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến ở trẻ em
Theo số liệu thống kê, trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như nhiễm virus, dị ứng hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh. Do vậy, việc hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp cho trẻ.
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em, phần lớn trẻ em dưới 5 tuổi đều bị nhiễm Rotavirus ít nhất một lần. Khi trẻ bị nhiễm virus này, chúng sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, nôn trớ, sốt, đau bụng,… Rotavirus sống khá bền vững, chúng có thể tồn tại trên bàn tay nhiều giờ và trên các bề mặt gỗ, kim loại nhiều ngày. Bởi vậy, tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra rất nguy hiểm. Bệnh này dễ truyền nhiễm lại khó điều trị. Theo UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Virus Rota được đánh giá là nguyên nhân chính gây ra 40% trong tổng số vụ nhập viện do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê, trên toàn cầu, mỗi năm có 100 triệu ca tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus và có 350.000 đến 600.000 ca tử vong”. Tại Hoa Kỳ, trước khi có chương trình tiêm chủng vắc xin Rotavirus, mỗi năm có hơn 2,7 triệu ca nhiễm Rotavirus đường ruột, 60.000 trẻ nhập viện và khoảng 37 trẻ tử vong.
Rotavirus rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, uống vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu
Tiếp đó, dị ứng thực phẩm cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ. Đây là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ phản ứng bất thường với một số loại thực phẩm nhất định và thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Khoảng 90% tất cả các trường hợp dị ứng thực phẩm được thống kê lại bao gồm các thực phẩm sau: sữa bò, lúa mì, trứng, đậu phộng, hải sản, đậu nành, hạt cây,… Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm, trẻ có thể có các biểu hiện như tiêu chảy, nôn trớ, phát ban, nổi mề đay, khó thở,… Theo thống kê có khoảng 85% trẻ em dị ứng với trứng và sữa, và khoảng 50% trẻ hết các phản ứng dị ứng ở độ tuổi từ 8 – 12 tuổi.
Một số loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Một nguyên nhân khác gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là chế độ ăn uống không hợp lý. Chế độ ăn thiếu chất xơ có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ hay ăn nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Cuối cùng, các bậc phụ huynh cần lưu ý vệ sinh an toàn thực phẩm kém là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng,… Thực phẩm bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng do bảo quản không đúng cách, chế biến không kỹ lưỡng sẽ dẫn đến ngộ độc cho trẻ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính toàn cầu về các bệnh do thực phẩm phát hiện trẻ em dưới 5 tuổi chiếm gần một phần ba số ca tử vong.
Phụ huynh cần lưu ý vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
Hiểu rõ những nguyên nhân trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa phù hợp cho trẻ, dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để chăm sóc sức khỏe cho con trẻ tốt nhất. Hãy chia sẻ điều này đến người thân, bạn bè có con nhỏ để cùng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là một hành động tự nhiên mà còn là một khuyến nghị y khoa dựa trên bằng chứng khoa học. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ cung cấp tất cả năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong những tháng đầu đời và tiếp tục đóng góp đến một nửa hoặc nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong nửa sau của năm đầu tiên, cùng một phần ba trong năm thứ hai của đời sống. Trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ có điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí tuệ, ít bị thừa cân hoặc béo phì và ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường về sau trong đời. Ngoài ra, phụ nữ cho con bú cũng có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đối với sức khỏe của trẻ mà còn đối với sức khỏe lâu dài của người mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ: Bé khỏe mẹ vui
Chế độ ăn uống hợp lý và cân đối là nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng trẻ em nên theo một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm đa dạng trái cây và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không chất béo, và một loạt các thực phẩm protein. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống hợp lý và cân đối là nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh tật và duy trì sức khỏe cho trẻ em. Việc rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và sử dụng thực phẩm tươi sống, giúp loại bỏ các vi khuẩn và ký sinh trùng, làm giảm thiểu và loại bỏ nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Vệ sinh cá nhân là một phần không thể thiếu của việc chăm sóc trẻ em. Theo báo cáo Tiến bộ Toàn cầu về Nước, Vệ sinh và Vệ sinh 2023, tổ chức UNICEF ước tính rằng mỗi năm, thế giới có đến 1,4 triệu người bao gồm gần 400.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do mắc các bệnh liên quan đến nước bẩn, vệ sinh kém và thiếu điều kiện vệ sinh bao gồm tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARIs), giun đất truyền và suy dinh dưỡng. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt, bao gồm việc rửa tay thường xuyên và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này.
Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ – thói quen nhỏ, lợi ích lớn
Cuối cùng, sử dụng men vi sinh trong chăm sóc sức khỏe trẻ em đang ngày càng được quan tâm và dần trở thành điều không thể thiếu trong quá trình nuôi trẻ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh tiêu chảy cấp tính khoảng 25 giờ. Men vi sinh cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ sử dụng kháng sinh ở trẻ em. Tuy nhiên, việc sử dụng men vi sinh cần phải dựa trên sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Một trợ thủ đắc lực trong việc cung cấp men vi sinh mà các mẹ an tâm lựa chọn cho con mình có thể kể đến sản phẩm dinh dưỡng Metacare Opti 2+. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà khoa học của Nutricare và Viện dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ, sở hữu đột phá công nghệ lợi khuẩn Postbiotic, bổ sung 30 tỷ lợi khuẩn Postbiotic (hệ lợi khuẩn Postbiotic LBiome và Postbiotic L. Lactis) ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Trong đó, lợi khuẩn Postbiotic Lbiome được khuyến cáo sử dụng bởi Hiệp hội Tiêu hóa, Gan Mật và Dinh dưỡng Nhi, đồng thời được chứng minh qua 50 nghiên cứu lâm sàng, có khả năng giúp: ngăn ngừa sự xâm nhập của các mầm bệnh nhờ khả năng cạnh tranh vị trí bám dính trên bề mặt ruột; trung hòa và ức chế vi khuẩn có hại không mong muốn; ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh khác; khôi phục sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột và thúc đẩy sự sinh sôi của các chủng lợi khuẩn.
Ngoài ra, Metacare Opti 2+ còn bổ sung thêm HMO và chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các nguy cơ táo bón, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa non 24h từ Mỹ có trong sản phẩm cũng hỗ trợ tăng cường đề kháng ở trẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm cung cấp cho trẻ đến 60 dưỡng chất thiết yếu cùng đạm Whey dễ hấp thu, lysin, kẽm giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân khỏe mạnh, đồng thời kèm bộ 3 canxi, vitamin K2 và D3 hỗ trợ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao vượt trội. Nhờ đó, nhiều cha mẹ đã lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng Metacare Opti 2+ là giải pháp tối ưu giúp con tiêu hóa khỏe, thêm tăng cân và mau cao lớn. Vì vậy, bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng Metacare Opti 2+ vào thực đơn hàng ngày là hành động nhỏ của phụ huynh nhưng đem lại hiệu quả lớn cho con trẻ.
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều biện pháp khác nhau mà ba mẹ có thể sử dụng nhằm phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ từ việc nuôi con bằng sữa mẹ, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đến việc sử dụng men vi sinh. Việc cha mẹ cần hiểu rõ và áp dụng những biện pháp này là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con trẻ, đồng thời góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc cho các bé.
Kết luận: Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa để có thể chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt nhất. Đồng thời, hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa được đề cập trong bài viết này để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và an toàn.
Tài liệu tham khảo:
1.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease 2.https://vsh.org.vn/phat-hien-som-virus-rota-gay-tieu-chay-cap-o-tre-em-de-phong-benh-chan-doan-va-dieu-tri.htm 3.https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/f/food-allergies-in-children.html 4.https://cpcs.vn/phong-ngua-va-xu-tri-di-ung-thuc-pham-o-tre-em-d17581.html 5.https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/who-cac-benh-do-thuc-pham-o-tre-em-duoi-5-tuoi-chiem-gan-mot-phan-ba-so-ca-tu-vong?inheritRedirect=false 6.https://www.unicef.org/wash 7.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6737314/ 8.https://www.qdnd.vn/y-te/cac-van-de/an-toan-thuc-pham-de-dam-bao-cho-tre-phat-trien-toan-dien-779256 9.https://www.vinmec.com/vi/benh/ngo-doc-thuc-pham-3244/ |