Omega-3 trong quá trình phòng ngừa đột quỵ ở người lớn tuổi

25/11/2024

Đột quỵ – một cơn ác mộng bất ngờ ập đến, cướp đi sức khỏe và đôi khi cả tính mạng của hàng triệu người mỗi năm. Đặc biệt, người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước căn bệnh thần kinh cấp tính này. Quá trình phục hồi sau đột quỵ là một cuộc chiến gian nan, đòi hỏi sự kiên trì và nguồn lực lớn. Liệu có giải pháp nào giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và cải thiện khả năng phục hồi sau đột quỵ? Các nghiên cứu gần đây đã hé lộ một tia hy vọng mới với vai trò quan trọng của axit béo Omega-3, có thể là một “vũ khí” đắc lực hỗ trợ quá trình ngăn ngừa đột quỵ ở người lớn tuổi.

Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ rất cao

1. Omega-3 là gì?

Omega-3 là một họ gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra Omega-3 mà phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Ba loại axit quan trọng nhất trong “gia đình” omega-3 là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic).

“Gia đình” Omega-3: ALA, DHA và EPA

– ALA là axit béo Omega-3 phổ biến nhất và rất cần bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn thông qua hạt lạnh, hạt chia, dầu hạt cải và đậu nành. ALA trong cơ thể chủ yếu được chuyển hóa thành năng lượng, ngoài ra một tỷ lệ nhỏ cũng có thể được chuyển đổi sang EPA và DHA.

– EPA đảm nhiệm một số chức năng trong cơ thể con người, quan trọng nhất có thể kể đến là giảm hàm lượng chất béo trung tính triglyceride trong máu, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch. Ngoài ra một phần của EPA cũng có thể được chuyển đổi thành DHA.

– DHA là axit béo Omega-3 quan trọng nhất trong cơ thể. DHA là một thành phần cần thiết trong cấu trúc của vỏ não, võng mạc mắt và nhiều bộ phận cơ thể khác. DHA được tìm thấy nhiều nhất trong các sản phẩm động vật như cá béo và dầu cá.

Omega-3 hoạt động trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện tuần hoàn máu.

– Omega-3 ảnh hưởng đến biểu hiện viêm thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là qua các chất trung gian hóa học gây viêm như các cytokine, prostaglandin, leukotriene,… Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung DHA và EPA có khả năng thúc đẩy sự hình thành của các chất chống viêm tự nhiên như resolvin và protectin giúp ngăn ngừa, giảm tình trạng viêm nhiễm.

– Omega-3 có hai loại cấu trúc là dạng Triglyceride và dạng Ethyl Ester, mặc dù cả 2 dạng này có nguồn gốc và chất lượng khác nhau, tuy nhiên đều là chất chống oxy hóa cao.

– Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, thành phần DHA và EPA có trong Omega-3 giúp ổn định mảng bám gây xơ vữa động mạch, đồng thời cũng ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch, các cục máu đông, gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Từ đó, cơ thể tăng cường lưu thông máu, tuần hoàn máu được cải thiện.

Omega-3 là cứu tinh của sức khỏe tim mạch

2. Cơ chế hoạt động của Omega-3 trong việc phòng ngừa đột quỵ

Omega-3 đã được nghiên cứu rộng rãi về lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Một trong những tác dụng đáng chú ý của Omega-3 là khả năng phòng ngừa đột quỵ. Vậy, cơ chế nào giúp Omega 3 có được các tác dụng “thần kì” này?

Đầu tiên, Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lipid máu. Axit béo omega 3 giúp giảm triglyceride – một loại chất béo trung tính trong máu. Khi lượng triglyceride cao, máu trở nên nhớt hơn, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, omega-3 còn có tác dụng tăng HDL cholesterol – loại cholesterol “tốt”. HDL có chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa ra khỏi động mạch, giúp làm sạch mạch máu.

Thêm nữa, một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ là sự hình thành cục máu đông và tắc nghẽn mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, omega-3 có trong cá béo, hạt lanh hoặc óc chó giúp làm loãng máu và ngăn ngừa cả cục máu đông. Ngoài ra còn giảm tình trạng xơ vữa động mạch, nhờ đó, nguy cơ hình thành cục máu đông và tắc mạch được giảm thiểu đáng kể.

Theo Trường Y tế Công cộng Harvard, Omega-3 tham gia vào việc kiểm soát quá trình đông máu

Cuối cùng, Omega-3 có cơ chế giảm viêm, ngăn ngừa xơ vữa động mạch máu. Viêm mãn tính là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch và đột quỵ. Omega-3 có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm sản xuất các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm tổn thương nội mạch và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám xơ vữa động mạch. Mảng bám này có thể vỡ ra và gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng tác dụng của omega 3 trong việc phòng ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu năm 2024 cho thấy kết quả triển vọng rằng nồng độ PUFA (polyunsaturated fatty acid) Omega-3 cao hơn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ toàn bộ và đột quỵ do thiếu máu cục bộ thấp hơn. Một nghiên cứu khác lại có phát hiện cho thấy Omega-3 có thể gián tiếp làm giảm tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ bằng cách hạ huyết áp. Do đó, điều chỉnh huyết áp có thể là một trong những cơ chế mà Omega-3 ngăn ngừa đột quỵ. Đặc biệt, việc kết hợp tăng lượng Omega-3 vào chế độ ăn uống có thể đóng vai trò là một trong những chiến lược can thiệp chế độ ăn uống cho bệnh nhân tăng huyết áp.

3. Liều lượng và cách sử dụng Omega-3

Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, Omega-3 là chất béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người lớn tuổi nói chung và phòng chống đột quỵ nói riêng. Tuy nhiên, việc bổ sung Omega-3 cần tuân thủ đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo sử dụng 3000 mg kết hợp giữa DHA và EPA từ thực phẩm và chất bổ sung mỗi ngày là an toàn cho hầu hết mọi người.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên bổ sung khoảng 1000 mg EPA và DHA (kết hợp) mỗi ngày. Đối với bệnh nhân tăng triglycerid máu (mỡ máu cao), lượng bổ sung khuyến nghị là từ 2–4 g/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc bổ sung quá liều Omega-3 trong thời gian dài, có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, tăng thời gian chảy máu (loãng máu). Do đó, người dùng nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung Omega-3.

Một điểm quan trọng khác cần lưu ý khi cung cấp Omega-3 cho cơ thể là ưu tiên bổ sung từ nguồn gốc tự nhiên. Cách tốt nhất và an toàn nhất để nạp Omega-3 cho cơ thể là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, óc chó), dầu đậu nành. Việc kết hợp các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bữa ăn đa dạng và ngon miệng đồng thời còn giúp cơ thể hấp thu Omega-3 một cách tự nhiên và an toàn nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cũng cần bao gồm cả 3 loại Omega-3 chính, đồng thời giữ cho tỷ lệ Omega-3 và Omega-6 ở mức cân bằng.

Cung cấp Omega-3 cho cơ thể thông qua thực phẩm tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Tuy vậy, việc tiêu thụ DHA và EPA từ thực phẩm chỉ đóng góp một lượng rất nhỏ vào tổng lượng Omega-3 hấp thụ hàng ngày (khoảng 90 mg ở người lớn). Vì thế, người lớn tuổi có thể lựa chọn sử dụng thêm thực phẩm dinh dưỡng để cơ bổ sung Omega-3 một cách hiệu quả nhất. Một trong những sản phẩm nổi bật là Nutricare Gold, được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA). Nutricare Gold chứa công thức Omega 3,6,9 và hệ Antioxidant (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, giúp trung hòa các gốc tự do có hại, giảm sự phá hủy protein và lipid từ đó làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn là giải pháp dinh dưỡng toàn diện giúp người lớn tuổi hồi phục và tăng cường sức khỏe nhờ bổ sung 56 dưỡng chất bao gồm đạm thực vật và đạm whey nhập khẩu từ Mỹ. Đồng thời, sản phẩm cũng hỗ trợ củng cố sức khỏe cơ xương khớp, phòng ngừa loãng xương thông qua việc bổ sung canxi, glucosamin và HMB. Đặc biệt, lactium có trong Nutricare Gold đã được chứng minh lâm sàng trong việc cải thiện giấc ngủ, giúp người lớn tuổi tránh tình trạng mất ngủ. Nutricare Gold hiện có định dạng hộp với nắp vặn tiện lợi, với thể tích 200ml, được khuyến nghị là lượng dùng phù hợp với nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của người Việt Nam.

Omega-3 là dưỡng chất thiết yếu trong chiến lược phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi

Kết luận: Omega-3 không đơn thuần là một dưỡng chất, mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược phòng ngừa đột quỵ toàn diện. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ, bên cạnh việc bổ sung Oomega-3, chúng ta cần xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, giàu rau xanh và trái cây, kết hợp với việc tập luyện thể dục đều đặn. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt ngay hôm nay để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả cho chính mình và những người thân yêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1.https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/moi-nam-viet-nam-co-khoang-200-000-ca-ot-quy-nhieu-nguoi-tre-tuoi-mac-benh-nguy-hiem-nay

2.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/axit-beo-omega-3-la-gi-vi

3.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/dau-ca-omega-3-dha-va-epa-vi

4.https://www.frontiersin.org/journals/immunology/articles/10.3389/fimmu.2013.00013/full

5.https://bvquan5.medinet.gov.vn/dinh-duong/bat-mi-tac-dung-cua-omega-3-doi-voi-suc-khoe-c16572-120659.aspx

6.https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/vai-tro-cua-omega-3-oi-voi-tim-mach?inheritRedirect=false

7.https://suckhoedoisong.vn/8-cach-tang-dinh-luong-hdl-cholesterol-bao-ve-suc-khoe-tim-mach-169128319.htm

8.https://nongnghiep.vn/nhung-thuc-pham-do-uong-ngan-ngua-hinh-thanh-cuc-mau-dong-d332103.html

9.https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/2007/06/19/ask-the-expert-omega-3-fatty-acids/

10.https://tamanhhospital.vn/thuc-pham-chong-xo-vua-mach-mau/

11.O’Keefe, J.H., Tintle, N.L., Harris, W.S., O’Keefe, E.L., Sala-Vila, A., Attia, J., Garg, G.M., Hure, A., Bork, C.S., Schmidt, E.B., et al. “Blood Levels of Omega-3 Fatty Acids and Stroke Risk: A Pooled and Harmonized Analysis Involving 183,291 Participants from 29 Prospective Studies.” Stroke, vol. 55, 2024, pp. 50–58.

12.Xi C, Zhang J, Liu H, Tao S, Xie Y, Liu J, Tong C, Tian D, Ye H, Zhang X. Can Omega-3 prevent the accidence of stroke: a mendelian randomization study. Hereditas. 2024 Sep 5;161(1):30. doi: 10.1186/s41065-024-00329-9. PMID: 39232799; PMCID: PMC11375838.

13.Lewis CJ. Letter regarding dietary supplement health claim for omega-3 fatty acids and coronary heart disease (Docket No. 91N-0103). In: U. S. Food and Drug Administration, Center for Food Safety and Applied Nutrition, editors. 2000

14.https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5067287/#CR36

15.https://www.riff.vn/vi/uong-omega-3-luc-nao

16.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/12-thuc-pham-giau-omega-3-vi

17.https://suckhoedoisong.vn/nen-bo-sung-omega-3-the-nao-de-dat-hieu-qua-toi-uu-1692207141534585.htm

18.https://ods.od.nih.gov/factsheets/Omega3FattyAcids-HealthProfessional/#en44

 

Có thể bạn quan tâm

Trẻ kém hấp thu dưỡng chất – Nguyên nhân và giải pháp

Trẻ tiêu hóa kém, đau ốm triền miên, mãi không tăng cân theo tiêu chuẩn là nỗi lo của nhiều...
Xem thêm

Bệnh viêm xương khớp ở người cao tuổi và biện pháp cải thiện

Viêm xương khớp là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, hiện đang có xu hướng tăng dần và...
Xem thêm

Chiều cao vượt trội – Bắt đầu từ việc chiến thắng biếng ăn

Biếng ăn là vấn đề phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Quốc...
Xem thêm