Biếng ăn ở trẻ nhỏ – Nguyên nhân và Giải pháp

12/05/2023

Theo số liệu thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, tỷ lệ trẻ nhỏ đến khám tại Viện được chẩn đoán mắc rối loạn biếng ăn chiếm 37%, trong khi đó tỷ lệ ở Mỹ là 25 – 45%. Biếng ăn có nhiều nguyên nhân gây nên, và nếu không được can thiệp kịp thời, biếng ăn lâu ngày sẽ khiến trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng, và nhiều hệ lụy không mong muốn khác.

Biếng ăn là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về “biếng ăn” trên toàn thế giới, cũng như những tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là biếng ăn.

Ở Việt Nam, biếng ăn được Bộ Y Tế Việt Nam định nghĩa là khi trẻ không ăn đủ khẩu phần theo nhu cầu dinh dưỡng, dẫn đến biểu hiện chậm tăng trưởng. Định nghĩa này tương đồng với một thuật ngữ về chứng rối loạn ăn uống được công nhận trên thế giới tên là Chứng rối loạn hạn chế/tránh né thực phẩm – Avoidant/Restrictive Food Intake Disorder (ARFID). Theo cuốn Cẩm nang Chẩn Đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần (The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5th Edition – DSM-5) của Hiệp hội Tâm Thần Hoa Kỳ American Psychiatric Association, trẻ mắc ARFID là những trẻ có vấn đề trong thói quen ăn uống và bị sụt cân, thiếu dinh dưỡng. Trẻ mắc ARFID khó tiếp nhận một số thức ăn do vấn đề cảm quan hoặc do vấn đề tâm lý, không có hứng thú với việc ăn uống, ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết, từ đó dẫn đến tình trạng sụt cân hoặc không bắt kịp đà tăng trưởng, thiếu hụt dinh dưỡng và một số rối loạn tâm lý khác. Chứng biếng ăn theo cách hiểu phổ biến tại Việt Nam thường bị nhầm lẫn với thuật ngữ “anorexia nervosa” là chứng biếng ăn do áp lực về vấn đề ngoại hình, cân nặng ở cả người lớn và trẻ em, dẫn đến hệ quả chung là chán ăn và thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.

Tại Việt Nam, biếng ăn được định nghĩa là khi trẻ không ăn đủ khẩu phần theo nhu cầu dinh dưỡng, dẫn đến biểu hiện chậm tăng trưởng. (Ảnh: Freepik)

Tại Việt Nam, biếng ăn được định nghĩa là khi trẻ không ăn đủ khẩu phần theo nhu cầu dinh dưỡng, dẫn đến biểu hiện chậm tăng trưởng. (Ảnh: Freepik)

Bên cạnh đó, Bộ Y Tế Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về kén ăn, một biểu hiện nhẹ hơn so với chứng biếng ăn như sau: “Trẻ kén ăn là trẻ không ăn một số loại thức ăn nhất định dẫn đến trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng nhất định”. Theo Bộ Y Tế, có khoảng 25 – 35% trẻ ở độ tuổi bắt đầu biết đi và đi học mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Đây là một tình trạng phổ biến, tuy nhiên nếu không được can thiệp dinh dưỡng kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng đạm, năng lượng, vi chất, từ đó tình trạng biếng ăn sẽ ngày một trầm trọng hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn và kén ăn theo Bộ Y Tế Việt Nam:

– Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn bị kéo dài (hơn 1 giờ).

– Trẻ bú ít, ăn ít hơn bình thường.

– Trẻ ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nuốt.

– Trẻ không ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, rau, quả.

– Trẻ từ chối không chịu ăn, chạy trốn khi thấy thức ăn.

– Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng buồn nôn.

Nguyên nhân gây biếng ăn và kén ăn ở trẻ

– Do vấn đề sinh lý, sức khỏe

Trẻ có thể tạm thời mất cảm giác ngon miệng trong quá trình phát triển hoặc bị ốm. Một số vấn đề mà trẻ có thể gặp phải và làm giảm cảm giác ngon miệng trong giai đoạn này bao gồm: mọc răng, viêm họng, viêm amidan, ốm, sốt… Đây là triệu chứng bình thường và người chăm sóc trẻ không nên quá lo lắng, tránh tạo áp lực tâm lý về vấn đề ăn uống lên các bé.

– Do vấn đề tâm lý

Kỳ vọng thiếu thực tế của gia đình, xã hội: Hiện nay, nhiều gia đình gặp phải áp lực về việc làm sao để nuôi con bụ bẫm, cao lớn hơn so với bình thường nhằm tránh những lời phán xét, chê bôi của người ngoài, từ đó bắt trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu thật và làm trẻ sợ ăn. Những cảm giác khó chịu khi bị thúc ép ăn sẽ làm cho vấn đề biếng ăn ngày một trầm trọng hơn.

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do ba mẹ bắt trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu thật và làm trẻ sợ ăn. (Ảnh: Freepik)

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do ba mẹ bắt trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu thật và làm trẻ sợ ăn. (Ảnh: Freepik)

Hành vi ăn uống của các thành viên trong gia đình: Trẻ nhỏ ở giai đoạn này thích bắt chước theo cách ăn uống của những người xung quanh. Cách ăn uống của cha mẹ, anh chị trong gia đình, hoặc các bạn bè trong lớp chính là tấm gương để trẻ xây dựng thói quen và sở thích ăn uống của mình.

Những nỗi sợ riêng: Một số trẻ gặp phải những trải nghiệm để lại ấn tượng xấu trong quá trình ăn uống như hóc, khó thở, nôn trớ, từ đó gây ra kén ăn đối với một số loại thực phẩm. Một số trẻ bị ăn bổ sung quá sớm khi chưa phát triển đầy đủ các phản xạ ăn uống nên dẫn đến nghẹn, hóc, dần dần trẻ cũng sẽ mất hứng thú với ăn uống.

Tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ: Trẻ ở lứa tuổi này cũng có những vấn đề về tâm sinh lý, cũng có những giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba”. Trẻ sẽ cứng đầu, ngang ngạnh bướng bỉnh hơn, phản ứng mạnh mẽ hơn khi bị ép ăn vì chúng có nhu cầu được tự chủ. Đặc biệt khi trẻ đang chăm chú làm một việc gì đó hoặc đang mải chơi, trẻ sẽ tỏ thái độ không muốn ăn.

Do thực hành nuôi ăn sai cách

Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Thông thường, trẻ nên được cho ăn dặm từ tháng thứ 6, khi trẻ đủ lớn để có các phản xạ ăn uống phù hợp để ăn các thức ăn như cháo, bột. Cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ nôn trớ, sặc thức ăn, từ đó, trẻ sẽ sợ phải đối mặt với những bữa ăn trong ngày.

Cho trẻ ăn thức ăn mới không đúng cách: Trẻ nhỏ thường sợ và không thích ăn thức ăn mới, lạ. Nếu người chăm sóc trẻ không biết cách xử lý giai đoạn sợ thức ăn mới này, số loại thức ăn mà trẻ có thể tin tưởng ăn hàng ngày sẽ giới hạn, từ đó dẫn đến ăn thiếu và thiếu chất.

Giai đoạn sợ thức ăn mới là một phần nguyên nhân khiến trẻ ăn thiếu và thiếu chất. (Ảnh: Freepik)

Giai đoạn sợ thức ăn mới là một phần nguyên nhân khiến trẻ ăn thiếu và thiếu chất. (Ảnh: Freepik)

Cho trẻ uống quá nhiều các loại nước uống, bánh kẹo làm giảm cảm giác thèm ăn và không ăn được các thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn vặt quá gần thời gian bắt đầu bữa ăn chính cũng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ.

– Do thiếu dinh dưỡng lâu ngày

Trẻ ăn không đủ lượng khẩu phần theo nhu cầu lứa tuổi, ăn thiếu chất trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng sẽ mất cảm giác ngon miệng đối với thực phẩm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong. Ngoài ra, có một số vi chất ảnh hưởng đến cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ như Kẽm, các vitamin nhóm B, Lysine.

Những lời khuyên về chứng biếng ăn của trẻ

Không có một phương pháp điều trị biếng ăn nào phù hợp cho tất cả các bé, vì vậy, người chăm sóc trẻ cần ghi lại quá trình ăn uống của trẻ và xác định nguyên nhân gây biếng ăn. Dưới đây là một số lời khuyên cho tình trạng biếng ăn ở trẻ:

– Chỉ cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng, không cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

– Cho trẻ ăn đủ lượng và đủ bữa theo nhu cầu sinh lý lứa tuổi. Có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày nhưng khoảng cách giữa các bữa không được quá gần, đặc biệt không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, sẽ làm trẻ no, mất cảm giác thèm ăn, không chịu ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng khác.

– Cho trẻ ăn khi trẻ thấy đói, không nên thúc ép, tạo ấn tượng xấu về bữa ăn cho trẻ.

– Giới hạn thời gian ăn của trẻ trong 20 -30 phút. Sau bữa ăn không để trẻ tiếp xúc tiếp với thức ăn, như vậy trẻ sẽ không bị chán ăn trong bữa tới.

– Cho trẻ vận động, chơi hoặc tắm trước khi ăn, giúp trẻ có cảm giác đói.

– Cho trẻ ăn cùng bạn bè gia đình, động viên trẻ ăn, làm gương cho trẻ trong ăn uống.

– Nên cho trẻ tự xúc, tự cầm thức ăn, hỗ trợ trẻ khi cần.

– Giới thiệu đa dạng các loại thức ăn mới một cách từ từ.

– Có thể bổ sung vitamin và khoáng chất nếu chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo.

– Đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện bệnh lý như ốm, sốt, ho, tiêu chảy, không tăng cân trong hai tháng liên tiếp, biếng ăn trong thời gian dài, ít hoạt động thể chất hơn.

Chăm sóc và điều trị kịp thời chứng biếng ăn ở trẻ nhằm giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng và phát triển đạt chuẩn (Ảnh: Freepik)

Chăm sóc và điều trị kịp thời chứng biếng ăn ở trẻ nhằm giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng và phát triển đạt chuẩn (Ảnh: Freepik)

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng như Hanie Kid. Đây là sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng giúp bé tăng cân sau 1 tháng. Đặc biệt, sản phẩm còn sở hữu công thức Cao Năng Lượng 100Kcal và giàu Protein cùng chất xơ HMO tốt cho tiêu hóa được chứng minh lâm sàng giúp bé tăng cân sau 1 tháng. Trong đó, công thức Cao Năng Lượng 100Kcal, hay còn gọi là F-100 là chế phẩm điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng. F-100 có nghĩa là 100ml chế phẩm cung cấp tới 100Kcal. Chế phẩm F-100 được nghiên cứu bởi các nhà khoa học và được đưa vào phác đồ điều trị chuẩn cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Đối với trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn có thể sử dụng sản phẩm đậm độ năng lượng, bổ sung dinh dưỡng dựa trên chế phẩm F-100 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Đồng thời, có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bổ sung các vi chất dinh dưỡng khác nhằm góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng và tầm vóc của trẻ.

Bên cạnh đó, sản phẩm Hanie Kid còn chứa Canxi Nano, Vitamin K2 cùng 37 dưỡng chất giúp bé cao lớn vượt trội. Sản phẩm Hanie Kid được chứng minh lâm sàng giúp bé tăng cân sau 1 tháng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng và nhiều ba mẹ có con biếng ăn, suy dinh dưỡng tại Việt Nam tin dùng.

Trẻ biếng ăn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho vấn đề sức khỏe. Do vậy, ba mẹ cần kịp thời chăm sóc cũng như điều trị chứng biếng ăn để trẻ phát triển toàn diện, bắt kịp đà tăng trưởng và có tầm vóc vượt trội trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

  1. http://1000ngayvang.viendinhduong.vn/vi/dd-cho-tre-6-den-24-thang-540-ngay.nd91/phuong-phap-xay-dung-thuc-don-cho-tre-bieng-an.i452.html 
  2. Bộ Y tế (2015), Nuôi dưỡng trẻ nhỏ (Tài liệu dùng cho Cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em tại các tuyến), tr.15-26, 136-140, 150- 161, 162-167.
  3. American Psychiatric Association, American Psychiatric Association DSM-5 Task Force. Diagnostic and statistical manual of mental disorders : DSM-5. 5th ed. ed. Arlington, VA; 2013.
  4. Misra M, Shulman D, Weiss A. Fact sheet. Anorexia. J Clin Endocrinol Metab. 2013 May;98(5):35A-36A. doi: 10.1210/jcem.98.5.zeg35a. PMID: 23650344; PMCID: PMC5393464.
Có thể bạn quan tâm

Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường? Gợi ý thực đơn mẫu

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường và ảnh hưởng đến...
Xem thêm

Hướng dẫn của ESPEN về dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới...
Xem thêm