
Theo thời gian và tuổi tác, các đốt sống dần bị thoái hóa gây ra bệnh gai cột sống. Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, khoảng 80% nam giới và 60% phụ nữ trên 50 tuổi mắc gai cột sống. Tỉ lệ mắc gai cột sống ở cả nam và nữ lên tới 95% khi đến tuổi 70.
Gai cột sống hay gai đốt sống (Osteophyte) là tình trạng các đốt sống có mỏm xương mọc chồi ra ngoài ở các khu vực tiếp giáp với đầu đốt sống, đĩa đệm, dây chằng. Gai cột sống thường xuất hiện gần rìa của các khớp mặt ở cột sống và chọc vào các rễ thần kinh và mô mềm xung quanh nên gây đau.
Hình ảnh mô phỏng cột sống bình thường và gai cột sống
Trên thực tế có nhiều yếu tố dẫn tới bệnh gai cột sống. Bao gồm:
– Lão hóa: Theo thời gian, đĩa đệm bị mòn, các dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn và không giữ cho các khớp ổn định như bình thường. Chính vì thế, cơ thể cố gắng làm dày các dây chằng để giữ xương lại với nhau. Từ đó bắt đầu hình thành lên các “mảng xương thừa” gây áp lực xung quanh tủy sống và các rễ thần kinh.
– Di truyền: Yếu tố gia đình cũng là một trong các nguy cơ gây nên bệnh gai cột sống. Gia đình có nhiều người bị gai cột sống thì thế hệ con cháu sẽ thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh này.
– Thoái hóa cột sống: Khi về già, cột sống bị thoái hóa, sụn khớp dễ bị bào mòn, nứt vỡ nên để đảm bảo cột sống hoạt động được thì cơ thể sẽ kích hoạt canxi bồi đắp. Thế nhưng, nếu sự lắng đọng canxi quá mức ở các vị trí không cần thiết sẽ hình thành gai xương ở cột sống.
– Viêm khớp cột sống mạn tính: Bệnh khiến hai bề mặt đốt sống tiếp xúc và cọ xát lên nhau, hình thành gai đốt sống.
– Chấn thương: Là nguyên nhân làm tổn thương đĩa đệm dẫn đến hình thành gai xương.
– Thói quen sinh hoạt: Người hay lao động nặng quá sức, người luyện tập thể dục thể thao không đúng tư thế có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Mỗi khi họ khom lưng hoặc cúi người, cột sống bị chèn ép và mọc gai xương dẫn tới nhiều cơn đau nhức.
Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng là tác nhân thúc đẩy sự hình thành của bệnh. Người ít vận động nhưng thường xuyên sử dụng nhiều chất kích thích rất dễ bị thoái hóa, tạo cơ hội để bệnh gai cột sống xuất hiện và phát triển. Người vận động quá mức, không đúng tư thế cũng tăng nguy cơ thoái hóa cột sốngdẫn tới sự xuất hiện của bệnh gai cột sống.
Gai đốt sống cổ là tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, dẫn tới chèn ép lên rễ thần kinh, tủy cổ, động mạch sống. Đây là tác nhân gây ra những vấn đề như hội chứng cổ – vai; hội chứng cổ – vai – cánh tay; hội chứng động mạch đốt sống – thân nền; hội chứng chèn ép tủy cổ,… Do khu vực này nằm gần não bộ và cột sống và là nơi tập trung nhiều dây thần kinh cùng mạch máu đi qua nên gai đốt sống cổ thường chèn ép lên dây thần kinh, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người bệnh.
Gai đốt sống cổ xảy ra khi các khớp xương ở cột sống cổ bị thoái hóa
Gai đốt sống thắt lưng: Do nằm ở giữa khoảng cách từ xương sườn đến xương chậu, cột sống thắt lưng chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Đây là dạng bệnh phổ biến nhất so với gai đốt sống cổ và đốt sống ngực. Bệnh thường diễn biến mạn tính, gây biến dạng cột sống thắt lưng, xương dưới sụn bị xơ hóa và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn. Thông thường, các cơn đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hoặc lan rộng xuống háng hoặc chân.
Đốt sống cổ và thắt lưng là những vị trí dễ hình thành gai cột sống
Nhận biết bệnh gai cột sống là vô cùng quan trọng. Dấu hiệu gai cột sống thường gặp nhất là xuất hiện các cơn đau, tùy vị trí gai xuất hiện sẽ có tình trạng đau khác nhau:
Duy trì lối sống lành mạnh là biện pháp phòng ngừa gai cột sống hiệu quả nhất thông qua các hành động:
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt góp phần không nhỏ vào việc phòng ngừa gai cột sống. Nếu không xây dựng một lối sống sinh hoạt và làm việc khoa học, chính chúng ta đang góp phần cho quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Sự thoái hóa nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân gai cột sống được rất nhiều người quan tâm. Để phòng ngừa bệnh lý này cần phải xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học bằng cách:
Nhằm mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cùng các dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp, Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA) và công ty Nutricare đã cho ra mắt sản phẩm dinh dưỡng Nutricare Bone. Sản phẩm có hàm lượng canxi cao vượt trội 1800 mg kết hợp vitamin D3 tăng hấp thu canxi tại ruột cùng với vitamin K2 giúp vận chuyển và tăng mật độ canxi gắn vào khung xương, từ đó hỗ trợ phòng ngừa loãng xương. Đặc biệt, Nutricare Bone còn bổ sung Glucosamin từ Mỹ đã được chứng minh lâm sàng tăng sinh dịch khớp và tế bào sụn giúp giảm đau và tăng độ dẻo dai của khớp ngay cả khi lớn tuổi. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung 50 dưỡng chất với Đạm thực vật và Đạm Whey dễ hấp thu, hỗ trợ cung cấp các acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein giúp xây dựng và tái tạo các khối cơ, tăng khả năng vận động. Với 2-3 ly sữa bột pha chuẩn mỗi ngày, Nutricare Bone cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người lớn tuổi gặp các vấn đề về xương khớp, có nguy cơ giảm mật độ xương, gai cột sống.
Bên cạnh các giải pháp về lối sống, dinh dưỡng, người lớn tuổi cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất cứ vấn đề gì liên quan đến gai cột sống cũng như các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp khác.
Trên đây là các vấn đề về bệnh gai cột sống. Hy vọng bài viết sẽ mang lại một cái nhìn tổng thể về bệnh gai đốt sống, từ đó giúp mọi người chăm sóc sức khỏe xương khớp tốt hơn, phòng ngừa các bệnh về xương khớp, sống vui khỏe mỗi ngày.