
Theo thống kê từ các nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng 50-60% cha mẹ có con, gặp khó khăn trong việc cho trẻ ăn, nếu tình trạng này kéo dài, rất có thể trẻ đã mắc chứng biếng ăn. Vấn đề biếng ăn ở trẻ khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể khắc phục và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngược lại, nếu cha mẹ không để ý và không có biện pháp can thiệp kịp thời thì biếng ăn sẽ thành thói quen ở trẻ và kéo dài dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khía cạnh khác của trẻ như thể chất, tâm lí, trí tuệ,..
Biếng ăn khiến trẻ không nạp đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, do đó, suy dinh dưỡng là hệ quả tất yếu của tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất. Theo nghiên cứu của WHO vào năm 2021 trong việc phân tích dữ liệu từ 191 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy biếng ăn là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Suy dinh dưỡng khiến trẻ phát triển chậm về thể chất, cân nặng, còi xương, thấp bé so với các bạn đồng trang lứa. Nhiều chuyên gia cho biết trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân hơn 3 lần so với những trẻ ăn uống tốt.
Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là nỗi lo của cha mẹ
Một hậu quả khác của biếng ăn mà rất nhiều chuyên gia và cha mẹ lo ngại ở trẻ biếng ăn là hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh. Điều này rất dễ lý giải, bởi trẻ biếng ăn sẽ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch, từ đó khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus gây ra các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm phổi, cảm cúm,… Trong một nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam nghiên cứu ở trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy, trẻ suy dinh dưỡng có tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn 1,8 lần và 1,5 lần đối với bệnh viêm phổi. Hoặc theo các chuyên gia, khi hệ miễn dịch suy giảm, trẻ biếng ăn có số ngày mắc bệnh nhiều hơn 29%, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%.
Trẻ biếng ăn làm cho hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
Một hậu quả khác của biếng ăn âm thầm gây tổn thương ở trẻ mà rất có thể không nhiều phụ huynh chú ý đến, đó là chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient). Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt các kỹ năng về giao tiếp, diễn đạt, dễ hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với môi trường xung quanh. Đây có thể xem là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Tuy nhiên, ở những trẻ biếng ăn thông thường không có đủ dinh dưỡng và năng lượng nên chúng không thích vận động, ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp, thụ động và tính cách lập dị so với bạn bè và môi trường xung quanh. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến chỉ số EQ thấp, khó hòa động đôi lúc còn dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ mà cha mẹ cũng dễ căng thẳng và mệt mỏi hơn khi con biếng ăn kéo dài. Trong một nghiên cứu của Nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ trên 200 cha mẹ có con biếng ăn cho thấy, 33% cha mẹ có con biếng ăn trải qua các triệu chứng lo âu, 22% cha mẹ có con biếng ăn trải qua các triệu chứng trầm cảm, và 15% cha mẹ có con biếng ăn có nguy cơ cao bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, hòa đồng
Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ bao gồm dinh dưỡng, gen và môi trường học tập rèn luyện. Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều vi chất quan trọng cho sự hoạt động của não bộ như omega 3,6, DHA, sắt,…Từ đó dẫn đến các vấn đề học tập như khả năng tập trung và ghi nhớ ở trẻ, thậm chí là tổn thương não bộ vĩnh viễn, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của các em. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ biếng ăn thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ. Bên cạnh đó, khoa học cũng đã có những chứng minh lâm sàng chỉ ra rằng, chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.
Trẻ tập trung và hứng thú học tập
Ngoài các hậu quả đã trình bày ở trên thì biếng ăn ở trẻ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường và tim mạch. Việc thiếu hụt vitamin D và canxi do biếng ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Pediatrics năm 2018 đã chỉ ra rằng trẻ em có tiền sử biếng ăn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 1,5 lần so với trẻ bình thường. Ngoài ra, biếng ăn có thể dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho tim mạch như vitamin B12, axit folic, sắt,… khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
Trẻ biếng ăn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Để phòng ngừa biếng ăn hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp khoa học và phù hợp với độ tuổi của trẻ, ở bài viết này sẽ trình bày những cách phòng ngừa biếng ăn cho trẻ một cách thiết thực được khuyến cáo bởi WHO và Bộ Y tế Việt Nam.
Đầu tiên, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thông qua các yếu tố, bao gồm: cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, phân chia bữa ăn hợp lí, đồng thời bổ sung năng lượng và hạn chế các thức ăn không tốt như đồ ăn vặt. Chế độ ăn của trẻ cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Cùng với đó, cha mẹ nên chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính, việc này giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải bổ sung thêm thực phẩm bù đắp năng lượng cho trẻ theo từng độ tuổi. Đặc biệt, ba mẹ cần ưu tiên các sản phẩm dinh dưỡng có chứa công thức Cao năng lượng F100 (tức là 100ml chế phẩm dinh dưỡng sẽ cung cấp 100 kcal). Đây là công thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến nghị trong phác đồ điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng.
Hiểu được nhu cầu này của trẻ nhỏ cũng như mong muốn giải quyết nỗi lo của cha mẹ Việt trên chặng đường chữa biếng ăn cho con, đội ngũ chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ đã hợp tác cùng Nutricare, nghiên cứu và ứng dụng thành công thành tựu khoa học tiên tiến thế giới cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng Hanie Kid mới.
Đây là sản phẩm đã được cải tiến với công thức Pedia ứng dụng trọn vẹn khuyến nghị năng lượng 100 kcal của WHO dành cho trẻ nhẹ cân, biếng ăn, kết hợp cùng đạm chất lượng cao, cân đối tỷ lệ các dưỡng chất cần thiết cho tăng trưởng. Đặc biệt, Hanie Kid còn bổ sung sữa non 24h nhập khẩu từ Mỹ kết hợp cùng bộ 3 canxi, vitamin K2 và D3 hỗ trợ tăng chiều cao vượt trội và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Thông qua chứng minh lâm sàng, trẻ sử dụng 2 ly Hanie Kid (tương đương 3 hộp sữa pha sẵn) mỗi ngày sẽ tăng cân tốt hơn 155%, tăng chiều cao tốt hơn 63% và giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 14,5% chỉ sau 1 tháng sử dụng. Nhờ vậy, sản phẩm đã được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng và nhiều ba mẹ có con biếng ăn, suy dinh dưỡng tại Việt Nam tin tưởng lựa chọn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thông qua đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Bên cạnh chế độ ăn phù hợp, việc tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ cũng hạn chế đáng kể nguy cơ gây biếng ăn ở trẻ. Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn uống, tránh la mắng hoặc gây áp lực trẻ ăn uống. Ngoài ra, con trẻ thường học hỏi người lớn, trong chính việc ăn uống nên phụ huynh cũng cần ăn uống đúng giờ, lành mạnh để làm gương cho trẻ. Đặc biệt, mỗi trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau, cha mẹ nên so sánh trẻ với chính bản thân trẻ thay vì so sánh với các bé khác.
Mẹ tạo bầu không khí vui vẻ khi trẻ ăn uống
Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng và kích thích hiệu quả sự thèm ăn của trẻ. Chính vì vậy, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi như vận động ngoài trời, chơi thể thao, bơi lội, đi dạo hoặc dã ngoại cuối tuần.
Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng và kích thích sự thèm ăn của trẻ
Cuối cùng, nếu trẻ biếng ăn kéo dài hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để tư vấn điều trị. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại của trẻ, từ đó đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bác sĩ can thiệp và điều trị các nguyên nhân y tế mà khiến trẻ biếng ăn.
Kết luận: Theo nghiên cứu từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia vào năm 2022, tỷ lệ trẻ biếng ăn ở Việt Nam chiếm đến hơn 40% đưa biếng ăn ở trẻ trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ nằm trong giới hạn gia đình mà còn là của toàn xã hội. Biếng ăn ở trẻ em có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ sau này. Do vậy, bố mẹ – người có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái cần ý thức về chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần của con trẻ để phòng ngừa biếng ăn hiệu quả, đây cũng chính là một bước quan trọng để tạo ra sự khác biệt ở thế hệ tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1.Birch LL, Doub AE. Learning to eat: birth to age 2 y. Am J Clin Nutr. 2014 Mar;99(3):723S-8S. doi: 10.3945/ajcn.113.069047. Epub 2014 Jan 22. PMID: 24452235. 2.Feeding difficulties and picky eating are major causes of undernutrition in children under 5, accounting for 45 per cent of stunting and 27 per cent of wasting, https://www.who.int/health-topics/malnutrition#tab=tab_1 3.https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-hai-khon-luong-khi-tre-bieng-an-keo-dai-41464.html?srsltid=AfmBOoovirTMZi9WjcTKQpbYOBvxSwopX5DJnyUWR-RZUbg6Hr68Hbmg 4.Nguyễn Thị Minh Ánh, Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Tuyết Minh. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng thể nhẹ đối với tình trạng miễn dịch ở trẻ em dưới 5 tuổi”. Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam (2018) 5.Bould H, Koupil I, Dalman C, DeStavola B, Lewis G, Magnusson C. Parental mental illness and eating disorders in offspring. Int J Eat Disord. 2015 May;48(4):383-91. doi: 10.1002/eat.22325. Epub 2014 Jun 25. PMID: 24965548. 6.https://thanhnien.vn/tre-bieng-an-185123700.htm 7.López-Gil JF, García-Hermoso A, Smith L, et al. Global Proportion of Disordered Eating in Children and Adolescents: A Systematic Review and Meta-analysis . JAMA Pediatr. 2023;177(4):363–372. doi:10.1001/jamapediatrics.2022.5848 8.https://ttdinhduong.org/ttdd/kcb.aspx 9.https://chuyentrang.viendinhduong.vn/ |