Đột quỵ, một căn bệnh thần kinh mạch máu cấp tính, không chỉ đe dọa tính mạng mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần. Đặc biệt, nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân có thể lên tới 25% trong vòng 5 năm kể từ lần mắc bệnh đầu tiên. Điều này khiến việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh trở nên hết sức quan trọng. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do, giảm viêm và bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó giảm thiểu nguy cơ đột quỵ tái phát.
Như đã trình bày ở bài viết Đột quỵ ở người lớn tuổi (nmni-usa), đăng ngày 25/11/2024, đột quỵ bao gồm hai loại chính: đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não, hay còn gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Trong đó, đột quỵ nhồi máu não chiếm khoảng 85% tổng số ca mắc. Đáng chú ý, cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não, với tỷ lệ lên đến 80%. Khi cục máu đông hình thành trong mạch máu, hiện tượng tắc nghẽn có thể xảy ra, đặc biệt tại các mạch máu nuôi dưỡng não, làm não bị thiếu máu cục bộ, từ đó dẫn đến đột quỵ nhồi máu não.
Đột quỵ nhồi máu não có thể được phân loại thành hai dạng chính:
– Đột quỵ do huyết khối: Loại đột quỵ này xảy ra do huyết khối, các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.
– Đột quỵ do thuyên tắc: Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây lấp mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra.
Huyết khối – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông gây đột quỵ mà chúng ta có thể kiểm soát được hoặc không. Những nguy cơ có thể kiểm soát được thông qua việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt hằng ngày bao gồm: tăng huyết áp, hút thuốc, thừa cân và cholesterol cao. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không thể kiểm soát như tuổi tác, tiền sử gia đình, giới tính, đột quỵ tái phát…
Như đã đề cập ở phần trên, cục máu đông gây ra đột quỵ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Trong đó, gốc tự do đóng vai trò yếu tố then chốt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả quá trình hình thành và giải quyết cục máu đông đều có thể được điều chỉnh bởi các gốc tự do có tính oxy hóa mạnh. Gốc tự do, hay còn được gọi là “Free radical”, là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng nên không cân bằng về điện tử. Chúng rất bất ổn định, thường tạo ra các phản ứng để chiếm đoạt điện tử còn thiếu từ các phân tử khác và liên tục tạo ra các chuỗi gốc tự do mới, gây rối loạn hoạt động bình thường của tế bào. Có nhiều loại gốc tự do nguy hiểm như: Superoxide, peroxy lipid, ozone, hydrogen peroxide và hydroxyl radical gây ra nhiều tổn thương cho tế bào.
Cơ chế hình thành gốc tự do
Khi cơ thể sản sinh quá nhiều gốc tự do, chúng tấn công và làm tổn thương các tế bào, từ đó tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổn thương nội mô do gốc tự do gây ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý tim mạch do tắc động mạch gây ra, từ đó dẫn đến đột quỵ.
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Đây là các phân tử không ổn định do cơ thể tạo ra trong quá trình hoạt động hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài. Chất chống oxy hóa, được sản sinh ngay trong cơ thể (chất chống oxy hóa nội sinh), hoặc được cung cấp từ bên ngoài thông qua thực phẩm (chất chống oxy hóa ngoại sinh). Các hợp chất nội sinh trong tế bào bao gồm chất chống oxy hóa enzyme và không enzyme.
Các chất chống oxy hóa không enzyme cũng được chia thành chất chống oxy hóa trao đổi chất và chất chống oxy hóa chất dinh dưỡng. Các chất chống oxy hóa trao đổi chất, chẳng hạn như lipoic acid, glutathione, L-arginine, coenzyme Q10, melatonin, acid uric, bilirubin, protein có khả năng quét ion kim loại, transferrin,… Trong khi các chất chống oxy hóa dinh dưỡng là các hợp chất không thể sinh ra trong cơ thể và phải được cung cấp thông qua thực phẩm hoặc các chất bổ sung như vitamin E, vitamin C, carotenoids, nguyên tố kim loại vi lượng (selen, mangan, kẽm), flavonoid, omega- 3 và axit béo omega-6…
Theo Trường Y tế Công Cộng Harvard TH Chan, có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chất có khả năng hoạt động như chất chống oxy hóa. Mỗi loại có vai trò riêng với chức năng khác nhau, không thể thay thế cho nhau và có thể tương tác với những chất khác để giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Một số chất chống oxy hóa phổ biến như: vitamin E, vitamin C, selen, omega 3,6 được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên.
Các chất chống oxy hóa tồn tại trong tự nhiên và có nhiều trong thực phẩm
– Vitamin E là một vitamin tan trong dầu có hiệu lực chống oxy hóa cao.Vitamin E đã được đề xuất dùng phòng ngừa ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú và đặc biệt là một số bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh rối loạn thần kinh nhất định. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin E là dầu thực vật, dầu mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây, trứng, thịt gia cầm, thịt.
– Vitamin A là một chất chống oxy hóa mạnh rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các tế bào tim, phổi, thận và nhiều cơ quan khác, giúp chống lại tác động của các gốc tự do. Nguồn cấp vitamin A trực tiếp có trong các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa.
– Vitamin C còn được gọi là ascorbic acid, là một vitamin tan trong nước, có thể dễ dàng chuyển vào các mô trong cơ thể, sau đó được loại bỏ nhanh chóng. Vitamin C có tác dụng điều hòa miễn dịch, giúp bảo vệ niêm mạc mạch máu và cải thiện lưu thông máu, đồng thời có khả năng làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa trong máu lên đến 30%, hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nguồn tự nhiên của vitamin C là các loại trái cây chua, rau xanh, cà chua.
– Selen là một khoáng chất vi lượng có trong đất, nước, tỏi, hành tây, ngũ cốc, quả hạch, đậu tương, hải sản, thịt, gan, men. Ở liều thấp, lợi ích sức khỏe của Se là chất điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, chất chống ung thư. Trong một phân tích của 25 nghiên cứu, nồng độ Selen trong máu tăng 50% có liên quan đến việc giảm 24% bệnh động mạch vành. Ngoài ra, đánh giá của 16 nghiên cứu có kiểm soát hơn 433000 người mắc bệnh tim mạch vành cho thấy bổ sung Selen làm giảm mức CRP (C-reactive protein) gây viêm. Nghiên cứu khác cũng cho thấy Selen có tác dụng bảo vệ trong quá trình xơ vữa động mạch nhờ cơ chế chống oxy hóa. Selen kết hợp với vitamin E, đã được chứng minh giúp giảm tổn thương mạch máu và viêm ở thỏ ăn chế độ ăn nhiều cholesterol, qua đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
– Omega 3 và omega 6 là các acid béo, rất cần thiết vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp chúng. Chúng bắt nguồn từ thực phẩm, trong cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá mòi, cá phấn), nhuyễn thể, tảo, quả óc chó, dầu hạt và hạt lanh. Omega-3 làm giảm viêm và ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ, mất trí nhớ, trầm cảm, viêm khớp, đục thủy tinh thể, ung thư. Omega-6 cải thiện bệnh lý thần kinh tiểu đường, bệnh chàm, bệnh vẩy nến, loãng xương và hỗ trợ điều trị ung thư.
Chất chống oxy hóa hoạt động như những “chiến binh” quả cảm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động nguy hại do gốc tự do gây ra. Chúng hào phóng cung cấp electron để ổn định gốc tự do mà không biến tự biến thành chất thu gom electron, từ đó trung hòa các phân tử gây hại này. Khi tích tụ quá nhiều, gốc tự do có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến tế bào, tạo điều kiện cho các bệnh như ung thư, tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường phát triển. Chính vì vậy, chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và giảm thiểu tổn thương tế bào, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tật, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
“Chiến binh” chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do
Mặc dù còn nhiều tranh luận về việc chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả, nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn. Đặc biệt, một nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ đã chỉ ra rằng polyphenols, một nhóm chất chống oxy hóa có trong các loại thực vật này, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Polyphenols hoạt động thông qua các cơ chế như chuyển nguyên tử hydro (HAT), chuyển electron đơn (SET-PT), và mất proton – chuyển electron (SPLET), giúp trung hòa gốc tự do và giảm thiểu tổn thương tế bào, từ đó hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch.
Cũng theo nghiên cứu được đăng trên International Journal of Epidemiology (tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học), việc tiêu thụ trái cây và rau quả kết hợp có mối liên hệ rõ ràng với giảm nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, tăng lượng trái cây từ 0-40g/ngày lên 500g/ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ đến 28%, và nếu tiêu thụ 800g/ngày, nguy cơ giảm 33%. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loại trái cây và rau quả riêng lẻ như táo, lê, trái cây họ cam quýt, rau họ cải, rau lá xanh, cà chua, cùng các loại trái cây và rau quả giàu beta-carotene và vitamin C có mối quan hệ nghịch đảo với bệnh lý này.
Trái cây và rau quả được chứng minh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Tuy chất oxy hóa rất cần thiết trong việc bảo vệ cơ thể chống lại tác động tiêu cực của gốc tự do nhưng chúng ta cũng cần cẩn trọng khi sử dụng tránh việc bổ sung quá nhiều một số chất chống oxy hóa. Ví dụ, hấp thụ nhiều beta-carotene có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc. Hay, sử dụng liều lượng cao vitamin E được phát hiện có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Việc sử dụng một số chất bổ sung chống oxy hóa có liên quan đến nguy cơ phát triển khối u đồng thời cũng có thể tương tác với một số loại thuốc.
Có thể thấy rằng, bổ sung chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống kết hợp các thực phẩm tự nhiên, lành mạnh là một phương pháp an toàn và hiệu quả hơn cả. Chất chống oxy hóa, có nhiều trong trái cây, rau củ có màu sắc sặc sỡ như berry, cà rốt, bông cải xanh, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, bạch quả, các loại đậu, cá béo như cá hồi, cá ngừ, và các loại gia vị như nghệ, gừng, thì là,…
Ngoài ra một ưu điểm lớn nhất khi bổ sung chất chống oxy hóa qua thực phẩm là việc cung cấp đồng thời nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Bên cạnh chất chống oxy hóa, trái cây, rau củ, các loại hạt và cá còn chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ… giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, việc thưởng thức các món ăn đa dạng màu sắc và hương vị từ tự nhiên còn mang lại niềm vui và sự hứng thú trong việc ăn uống.
Với những người khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất chống oxy hóa qua chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt khi lão hóa gây suy giảm chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thụ dưỡng chất, việc bổ sung sản phẩm dinh dưỡng như Nutricare Gold là một lựa chọn tốt cho sức khỏe người lớn tuổi. Đây là sản phẩm Dinh dưỡng Y học được nghiên cứu và sản xuất các nhà khoa học của Nutricare và Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA), được thiết kế với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, giúp người lớn tuổi bổ sung nhanh chóng và hiệu quả những dưỡng chất mà cơ thể thiếu hụt.
Nutricare Gold đặc biệt bổ sung Omega 3,6,9 giúp điều hòa cholesterol xấu và mỡ máu, đồng thời kết hợp hệ thống các chất chống oxy hóa như Vitamin A, C, E và Selenium, hỗ trợ trung hòa gốc tự do có hại, giảm thiểu sự phá hủy protein và lipid, từ đó góp phần ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch, đặc biệt là đột quỵ. Sản phẩm còn cung cấp 56 dưỡng chất, bao gồm Đạm thực vật và Whey protein dễ hấp thụ từ Mỹ, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi và cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Ngoài ra, với sự kết hợp của Canxi, Glucosamine và HMB, cùng chất xơ, Nutricare Gold còn giúp cải thiện sức khỏe hệ cơ xương khớp và hệ tiêu hóa. Với công thức ít ngọt và thể tích 200ml, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng trong một lần sử dụng của người Việt, Nutricare Gold là sự lựa chọn lý tưởng, hỗ trợ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở người lớn tuổi, nhu cầu về chất chống oxy hóa thường cao hơn vì cơ thể sản sinh nhiều gốc tự do, yếu tố chính thúc đẩy quá trình lão hóa và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính, bao gồm đột quỵ. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào, người lớn tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh việc bổ sung chất chống oxy hóa, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp, đường huyết, mỡ máu cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể, phòng tránh đột quỵ.
Bổ sung chất chống oxy hóa cần được sự tư vấn từ bác sĩ
Kết luận: Bổ sung chất chống oxy hóa qua chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ là một biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả mà còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Các chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu tổn thương tế bào, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và thậm chí cả ung thư. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc bảo vệ sức khỏe, người lớn tuổi nên kết hợp bổ sung chất chống oxy hóa từ thực phẩm tự nhiên cùng với sự tư vấn của bác sĩ. Đồng thời, duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng. Bạn đã sẵn sàng thay đổi chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình và tận hưởng một cuộc sống chất lượng hơn chưa?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://tamanhhospital.vn/dot-quy-tai-phat/ 2.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/chat-chong-oxy-hoa-la-gi-va-co-tac-dung-gi-voi-co-vi 3.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/su-hinh-thanh-cuc-mau-dong-trong-nao-nguyen-nhan-hang-dau-gay-dot-quy-vi 4. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/stroke/types-of-stroke 5.Giurranna, E.; Nencini, F.; Bettiol, A.; Borghi, S.; Argento, F.R.; Emmi, G.; Silvestri, E.; Taddei, N.; Fiorillo, C.; Becatti, M. Dietary Antioxidants and Natural Compounds in Preventing Thrombosis and Cardiovascular Disease. Int. J. Mol. Sci. 2024, 25, 11457. https://doi.org/10.3390/ijms252111457 6.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/goc-tu-do-la-gi-va-anh-huong-toi-co-the-nhu-the-nao-vi 7.https://kduoc.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/78/3190/tong-quan-ve-chat-chong-oxy-hoa 8.https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/antioxidants/ 9.https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/chat-chong-oxy-hoa-la-gi-co-nen-bo-sung-chat-chong-oxy-hoa-1401724 10.https://tytphuongbinhchieu.medinet.gov.vn/cham-soc-suc-khoe-tre-em/vai-tro-cua-vitamin-a-doi-voi-co-the-c11000-35851.aspx 11.https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vitamin-c-co-tan-trong-nuoc-khong-cac-loi-ich-cua-vitamin-c-doi-voi-suc-khoe.html 12.Handy, D.E.; Joseph, J.; Loscalzo, J. Selenium, a Micronutrient That Modulates Cardiovascular Health via Redox Enzymology. Nutrients 2021, 13, 3238. https://doi.org/10.3390/nu13093238 13.Nhật, P. V. (2019). Cơ chế kháng oxy hóa của các polyphenols. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 55(1), 54-58. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.007 14.Boeing, H., Bechthold, A., Bub, A., & others. (2017). Fruit and vegetable consumption and risk of stroke: a systematic review and dose-response meta-analysis. International Journal of Epidemiology, 46(3), 1029–1039. 15.https://tuoitre.vn/goc-tu-do-lao-hoa-va-benh-tat-1246969.htm |