Thấp còi (stunting) là tình trạng suy giảm khả năng tăng trưởng và phát triển mà trẻ gặp phải do dinh dưỡng kém, nhiễm trùng lặp đi lặp lại và phát triển tâm lý xã hội không đầy đủ. Trẻ em được xác định là thấp còi nếu chiều cao theo tuổi của trẻ thấp hơn 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với mức trung bình Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là dạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Tại các nước đang phát triển, suy dinh dưỡng (SDD) xuất hiện sớm sau 4 – 5 tháng tuổi và tăng nhanh trong 2 – 3 năm đầu tiên. Theo UNICEF/WHO/WB, ước tính có 162 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi, trong đó 56% tập trung ở trẻ em Châu Á và 36% ở trẻ em Châu Phi. Tại Việt Nam, dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống SDD, nhưng tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em nước ta vẫn còn ở mức cao (24,6%).
Nguyên nhân trực tiếp nhất khiến trẻ mắc suy dinh dưỡng thấp còi là dinh dưỡng không đầy đủ (không ăn đủ hoặc ăn thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng kích thích tăng trưởng) và nhiễm trùng tái phát hoặc mạn tính hoặc các bệnh khiến khả năng hấp thu hoặc sử dụng chất dinh dưỡng kém. Ngoài ra, sự tăng trưởng thể chất của trẻ còn chịu tác động từ gen di truyền, chế độ vận động, các yếu tố của môi trường sống…
Hậu quả của việc suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ cực kỳ nghiêm trọng. Thấp còi trong giai đoạn đầu đời, đặc biệt là trong 1000 ngày đầu tiên kể từ khi thụ thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi thì sự tăng trưởng bị suy giảm sẽ gây ra những hậu quả bất lợi về mặt chức năng cho trẻ như: nhận thức kém, kết quả học tập kém, năng suất lao động giảm sút, tăng gánh nặng về bệnh tật và tử vong,…
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất và quyết định quá trình tăng chiều cao cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện (chiếm 32%). Chính vì vậy, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần có một chế độ ăn phù hợp dựa trên nguyên tắc chung là đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ phải chứa đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, protein, chất béo và vitamin) để nạp đủ năng lượng giúp bé tăng trưởng tối đa.
Đối với dinh dưỡng chuyên biệt dành cho trẻ thấp còi thì yếu tố năng lượng cần được ưu tiên hàng đầu và phải đảm bảo lượng ăn vào phải lớn hơn lượng tiêu hao. Ngoài ra trẻ thấp còi cũng cần phải bổ sung thêm các dưỡng chất quyết định đến sự phát triển về tầm vóc và chiều cao như: canxi, vitamin D3,K2,…
Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra khuyến nghị trong phác đồ điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng, trong đó có trẻ suy dinh dưỡng thấp còi công thức cao năng lượng F100 (100ml chế phẩm dinh dưỡng cung cấp 100kcal). Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ năm 1999, trẻ suy dinh dưỡng mạn tính cần được bổ sung chế độ ăn Cao năng lượng theo công thức F100 trong giai đoạn phục hồi dinh dưỡng sau khi hoàn thành giai đoạn điều trị ban đầu, nhằm tái tạo năng lượng và tiếp nạp đủ dưỡng chất vào cơ thể.
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến sự tương quan giữa chế độ ăn và tình trạng thấp còi của trẻ em:
Một nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng có đối chứng nhằm đánh giá cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của trẻ 4-6 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại 4 xã thuộc huyện Lục Ngạn, Bắc Giang sau khi bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng, sau 6 tháng, mức gia tăng chiều cao ở nhóm can thiệp bằng thực phẩm dinh dưỡng là 3,53 ± 0,81cm, cao hơn so với 2,57 ± 1,89cm ở nhóm đối chứng (p < 0,05).
Một nghiên cứu khác trên 179 trẻ 36-60 tháng tuổi ở hai trường mẫu giáo thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, sau 4 tháng can thiệp bổ sung sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng đã có tác động tích cực, các chỉ số dinh dưỡng, sức khỏe ở nhóm can thiệp tốt hơn so với nhóm chứng: mức tăng chiều cao trung bình nhiều hơn 0,5cm (2,6 ± 0,8cm so với 2,1 ± 0,8cm) với mức có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nghiên cứu của Headey (2018) về mô hình chế độ ăn uống ở các nước có thu nhập thấp cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật và chiều cao. Ví dụ, protein động vật chiếm 9,5% lượng năng lượng tiêu thụ ở Madagascar, nơi chiều cao trung bình của nam giới là 161,5 cm; Người Botswanans nhận được 12,5% lượng calo từ protein động vật và đàn ông cao hơn trung bình 10 cm .
Tại Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ, sau nhiều năm dày công nghiên cứu nhằm mang lại giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ thấp còi, công ty Nutricare đã cho ra đời sản phẩm Hanie Kid với công thức cao năng lượng 100kcal đáp ứng chuẩn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới kết hợp với sữa non 24h nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ cùng Canxi, vitamin D3, vitamin K2 giúp trẻ tăng cân và tăng chiều cao sau 1 tháng, bắt kịp đà tăng trưởng.
Nhìn chung, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ nên việc tuân thủ 1 chế độ ăn giàu protein (sữa, các loại đậu, cá, các sản phẩm thịt) và carbohydrate (trái cây, đồ ngọt và món tráng miệng) có thể liên quan đến việc giảm tỷ lệ bị thấp còi ở trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (2015): Stunting in a nutshell. 2. Black R.E, Allen L.H, Bhutta Z.A et al (2008). Maternal and child under nutrition: Global and regional exposes and health consequences. The Lance, 371(9608), 243-260. 3. UNICEF/WHO/WB (2013). Child Malnutrition Database: Estimates for 2012 and Launch of Interactive Data Dashboards, 2-3. 4. Scientific American (2006). How much of human height is genetic and how much is due to nutrition? 5. Trương Tuyết Mai, Tuấn Thị Mai Phương, Trần Thị Thu Trang, Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của trẻ 4-6 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi sau bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng tại Bắc Giang, Tạp chí Y học Dự phòng: T. 30 S. 8 (2020): SỐ THƯỜNG KÌ. 6. Phạm Quốc Hùng, Phạm Văn Hoan, Hiệu quả bổ sung sữa công thức lên tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ 36-60 tháng tuổi, TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 505 – THÁNG 8 – SỐ 1 – 2021. 7. DR. HUMAIRA QASIM, MBBS et al (2018): Weight gain on who recommended F100 diet in children under 5 years of age hospitalized with severe acute malnutrition. |