Dinh dưỡng cho người bệnh suy giáp

16/02/2024

Cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp là phương pháp điều trị hiệu quả cho người mắc các rối loạn về tuyến giáp, tuy nhiên, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp, đi kèm là một số triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình để giảm nhẹ các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Suy giáp và những thay đổi trong cơ thể người bệnh

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng có hình con bướm nằm ở phía dưới cổ. Nhiệm vụ của tuyến giáp là tạo ra các hormone tuyến giáp, những hormone này sẽ được tiết vào máu và sau đó được vận chuyển đến mọi mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp T4 và T3 giúp cơ thể sử dụng năng lượng, tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản; điều hòa quá trình tổng hợp và phân giải lipid giúp duy trì cân nặng ổn định; kích thích chuyển hóa glucid và điều hòa đường huyết; hỗ trợ tăng trưởng và duy trì hoạt động bình thường của các hệ cơ quan khác như hệ thần kinh, cơ quan sinh sản.

Nếu vì một lý do nào đó, tuyến giáp hoạt động kém đi, lượng hormone tuyến giáp trong máu thấp do tuyến giáp không thể tạo ra đủ hormone để giữ cho các hoạt động sinh lý trong cơ thể hoạt động bình thường, tình trạng này, theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, được gọi là suy giáp. Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy giáp bao gồm thiếu hụt Iốt, các bệnh tự miễn như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto hay phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị xạ trị tuyến giáp loại bỏ tuyến giáp. Người bệnh suy giáp sẽ gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, rụng tóc, tăng cân, táo bón, chịu lạnh kém, tâm trạng thất thường.

Người bệnh suy giáp sẽ gặp phải những triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe (Ảnh: Freepik)

Bên cạnh đó, người bệnh suy giáp cũng phải đối mặt với nguy cơ hạ canxi máu. Để điều trị và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh suy giáp, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống thường có thể giúp giảm một số triệu chứng nhất định và cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể ở những người bị suy giáp.

Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị cho người bệnh suy giáp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay đổi chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích cho những người bị suy giáp bao gồm cải thiện chức năng tuyến giáp, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nhẹ các triệu chứng khác của suy giáp.

Tuyến giáp là bộ phận bị ảnh hưởng nhất bởi các quá trình tự miễn, một tình trạng phát sinh khi hàng rào phòng thủ của cơ thể bị nhầm lẫn giữa các yếu tố xâm nhập ngoại lai và chính tế bào cơ thể, từ đó tấn công những tế bào cơ thể khỏe mạnh này. Vì vậy những chế độ dinh dưỡng như chế độ ăn không gluten, chế độ ăn loại bỏ các yếu tố gây phản ứng tự miễn, dị ứng hay chế độ ăn kháng viêm là những chế độ ăn phù hợp giúp người bệnh suy giáp, đặc biệt là với người bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, giúp người bệnh giảm phụ thuộc vào thuốc, làm chậm quá trình sinh bệnh và tái phát. Đối với những người bệnh suy giáp gặp phải triệu chứng tăng cân bất thường, chế độ ăn tiết chế lượng calo nạp vào cũng mang lại hiệu quả giúp người bệnh kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.

Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị cho người bệnh suy giáp (Ảnh: Freepik)

Bên cạnh đó, người bệnh suy giáp cần chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng bởi việc thiếu hụt một số vi chất như I-ốt, Selen, Canxi, Vitamin D sẽ khiến một số triệu chứng của suy giáp nghiêm trọng hơn6.

– Thiếu I-ốt: Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, I-ốt là một khoáng chất thiết yếu cần thiết để tạo ra hormone tuyến giáp và nếu thiếu I-ốt có thể dẫn đến suy giáp. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy giáp trên toàn thế giới. Vì vậy việc bổ sung I-ốt bổ trợ tốt cho người bệnh trong quá trình điều trị suy giáp. Trong một nghiên cứu vào năm 2011 của Takako Takeuchi và các cộng sự, việc bổ sung một lượng I-ốt khoảng từ 200 – 400 µg/ngày có hiệu quả trong việc phục hồi chức năng tuyến giáp và đưa chỉ số nồng độ I-ốt nước tiểu về ngưỡng bình thường8. Như vậy, người bệnh suy giáp cần chú ý bổ sung từ những nguồn thức ăn giàu I-ốt như tảo biển, hải sản, thủy sản, trứng, các chế phẩm từ sữa hoặc muối I-ốt.

– Selen: Theo Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu EFSA, Selen cũng là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tuyến giáp và sự sản sinh hormone tuyến giáp nhờ tác dụng bảo vệ tuyến giáp khỏi những tổn thương do stress oxy hóa, vì vậy việc bổ sung đủ Selen theo nhu cầu khuyến nghị vô cùng quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp. Trong một nghiên cứu vào năm 2022, việc bổ sung 100 µg Selen/ngày ở bệnh nhân suy giáp đã mang lại hiệu quả trong việc cải thiện chức năng tuyến giáp, tăng cường miễn dịch và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh thông qua cơ chế giảm nồng độ gamma interferon và tăng nồng độ interleukin-1β.

Canxi: Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng hạ canxi máu với các triệu chứng như co thắt cơ, tê bì chân tay, móng tay yếu, dễ gãy, trí nhớ kém, ảo giác… Vì vậy người bệnh cần được bổ sung Canxi kịp thời để phòng ngừa các biến chứng do hạ canxi máu. Trong một nghiên cứu trên tạp chí The Oncologist của nhà xuất bản Oxford, người bệnh phẫu thuật cắt tuyến giáp được bổ sung canxi đường uống 3g/ngày trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật giúp giảm tình trạng hạ canxi huyết.

Người suy giáp nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa các biến chứng do hạ canxi máu (Ảnh: Freepik)

Vitamin D: Người bệnh phẫu thuật tuyến giáp cũng có nguy cơ cao bị thiếu Vitamin D trong máu do khả năng hấp thu Vitamin D kém ở những đối tượng này, đồng thời cơ thể của họ cũng không hoạt hóa Vitamin D đúng cách từ tiền chất của Vitamin D. Việc thiếu hụt Vitamin D cũng khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng giống hạ canxi máu như đau cơ, chuột rút do Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ canxi hấp thụ từ ruột vào máu và từ máu vào xương. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh hormone tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh suy giáp sau quá trình điều trị loại bỏ tuyến giáp cần được bổ sung thêm Vitamin D. Trong một nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 201 bệnh nhân suy giáp tuổi từ 20 – 60 tại Ấn Độ, sau 12 tuần điều trị can thiệp, nhóm bệnh nhân được bổ sung 50.000 IU Vitamin D có lượng hormone tuyến giáp, nồng độ canxi máu cao hơn so với nhóm sử dụng giả dược.

Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh hormone tuyến giáp

– Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung đủ các vi chất có ảnh hưởng lớn đến tuyến giáp như Magiê, Sắt, Kẽm, Vitamin A và Folate để duy trì sức khỏe tuyến giáp cũng như sức khỏe tổng quát. 

– Đồng thời, một chế độ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe và chức năng tuyến giáp là rất cần thiết. Do đó, sữa dinh dưỡng được đánh giá là thực phẩm phù hợp với “tiêu chí” mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên dùng trong và sau quá trình điều trị. Hiện nay, trên thị trường, Leanpro Thypro và Leanpro Thyro LID là hai sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt của Nutricare dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp được chuyên gia và bệnh nhân tin dùng. Mỗi loại sản phẩm phù hợp với người bệnh ở từng thời điểm khác nhau. Trong đó:

  • Leanpro Thyro LID: Sản phẩm này đã được loại bỏ đến 88% hàm lượng I-ốt và được bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6 nên phù hợp với người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.
  • Leanpro Thypro: Sản phẩm bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp giúp điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa canxi máu, EPA và DHA giúp giảm viêm, chất xơ cải thiện hấp thu nên phù hợp với người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật, sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Như vậy, bên cạnh việc điều trị suy giáp bằng thuốc, người bệnh cũng có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng thông qua việc điều chỉnh năng lượng, các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng như I-ốt, Selen, Selen, Canxi, Vitamin D, đồng thời bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt để giảm nhẹ các triệu chứng gây ra do suy giáp và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Tài liệu tham khảo:

  1. Shahid, Muhammad & Sharma, s. (2018). Physiology, Thyroid Hormone.
  2. https://www.thyroid.org/hypothyroidism/
  3. Patil N, Rehman A, Jialal I. Hypothyroidism. [Updated 2023 Aug 8]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-.
  4. Shahid MA, Ashraf MA, Sharma S. Physiology, Thyroid Hormone. [Updated 2023 Jun 5]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-.
  5. Modi, Anuj S and Nita Sahi. “Effect of thyroid hormones on serum calcium and phosphorous.” International Journal of Clinical Biochemistry and Research (2018): n. pag.
  6. Abbott RD, Sadowski A, Alt AG. Efficacy of the Autoimmune Protocol Diet as Part of a Multi-disciplinary, Supported Lifestyle Intervention for Hashimoto’s Thyroiditis. Cureus. 2019 Apr 27;11(4):e4556. doi: 10.7759/cureus.4556. PMID: 31275780; PMCID: PMC6592837.
  7. Danailova Y, Velikova T, Nikolaev G, Mitova Z, Shinkov A, Gagov H, Konakchieva R. Nutritional Management of Thyroiditis of Hashimoto. Int J Mol Sci. 2022 May 5;23(9):5144. doi: 10.3390/ijms23095144. PMID: 35563541; PMCID: PMC9101513.
  8. Ostrowska L, Gier D, Zyśk B. The Influence of Reducing Diets on Changes in Thyroid Parameters in Women Suffering from Obesity and Hashimoto’s Disease. Nutrients. 2021 Mar 5;13(3):862. doi: 10.3390/nu13030862. PMID: 33808030; PMCID: PMC8000220.
  9. Takeuchi T, Kamasaki H, Hotsubo T, Tsutsumi H. Treatment of Hypothyroidism due to Iodine Deficiency Using Daily Powdered Kelp in Patients Receiving Long-term Total Enteral Nutrition. Clin Pediatr Endocrinol. 2011 Jul;20(3):51-5.
  10. EFSA Panel on Dietetic Products, Nutrition and Allergies (NDA); Scientific Opinion on the substantiation of health claims related to selenium and protection of DNA, proteins and lipids from oxidative damage (ID 277, 283, 286, 1289, 1290, 1291, 1293, 1751), function of the immune system (ID 278), thyroid function (ID 279, 282, 286, 1289, 1290, 1291, 1293), function of the heart and blood vessels (ID 280), prostate function (ID 284), cognitive function (ID 285) and spermatogenesis (ID 396) pursuant to Article 13(1) of Regulation (EC) No 1924/2006 on request from the European Commission. EFSA Journal 2009; 7(9):1220. [24 pp.].
  11. Kryczyk-Kozioł J, Prochownik E, Błażewska-Gruszczyk A, Słowiaczek M, Sun Q, Schomburg L, et al.. Assessment of the effect of selenium supplementation on production of selected cytokines in women with hashimoto’s thyroiditis. Nutrients (2022) 14(14):2869. doi:  10.3390/nu14142869
  12. Alhefdhi A, Mazeh H, Chen H. Role of postoperative vitamin D and/or calcium routine supplementation in preventing hypocalcemia after thyroidectomy: a systematic review and meta-analysis. Oncologist. 2013;18(5):533-42.
  13. Talaei A, Ghorbani F, Asemi Z. The Effects of Vitamin D Supplementation on Thyroid Function in Hypothyroid Patients: A Randomized, Double-blind, Placebo-controlled Trial. Indian J Endocrinol Metab. 2018 Sep-Oct;22(5):584-588.

 

Có thể bạn quan tâm

Khuyến nghị của ESPEN về dinh dưỡng đường ruột tại nhà

This guideline will inform physicians, nurses, dieticians, pharmacists, caregivers and other home enteral nutrition (HEN) providers about the indications and...
Xem thêm

Lợi khuẩn Postbiotic L.Lactis Plasma (LC-Plasma) là gì?

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hệ vi sinh vật trong cơ thể đóng vai trò quan...
Xem thêm

Tiêu hóa kém – ngọn nguồn của biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ

Tiêu hóa kém là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới...
Xem thêm