Đột quỵ ở người lớn tuổi

25/11/2024

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư trên toàn thế giới, đứng hàng đầu về tàn tật ở người trưởng thành. Sau 55 tuổi, cứ liên tiếp 10 năm, tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng gấp đôi ở cả nam và nữ. Gần 3/4 số ca đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Đột quỵ đang ngày càng trở thành mối lo ngại cho sức khỏe ở người lớn tuổi.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng sức khỏe nguy hiểm xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm hoặc dừng đột ngột, không thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào não, làm cho các tế bào não bị tổn thương và chết đi nhanh chóng.

Đột quỵ là tình trạng bệnh nguy hiểm thường gặp ở người lớn tuổi.

Có 2 loại đột quỵ:

Đột quỵ xuất huyết não: hay còn gọi là xuất huyết nội sọ, là một trường hợp hiếm gặp hơn của đột quỵ (khoảng 15%). Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ đột ngột làm máu tràn vào nhu mô não khiến các tế bào não không dự trữ được oxy và dinh dưỡng. Khi xuất huyết não, tổ chức não bị chèn ép và thiếu nuôi dưỡng, dẫn đến tổn thương và hoại tử.

Đột quỵ nhồi máu não: hay còn gọi là thiếu máu não cục bộ là tình trạng động mạch não bị thuyên tắc một phần hoặc hoàn toàn dẫn tới việc lưu lượng máu cung cấp tới não bị giảm đột ngột. Điều này ngăn máu chảy vào các phần khác của não, ngăn oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào não. Tình trạng này chiếm đại đa số, khoảng 85% ca đột quỵ.

2 dạng đột quỵ thường gặp ở người lớn tuổi là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ nhồi máu não
(Nguồn: bệnh viện Nguyễn Tri Phương)

2. Dấu hiệu đột quỵ ở người lớn tuổi

Nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ là điều vô cùng quan trọng, nhờ đó người bệnh có thể giảm thiểu các nguy cơ và di chứng nguy hiểm. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi: 

– Mất khả năng nói hoặc nói nhưng khó phát âm, không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người bị đột quỵ lặp lại một câu ngắn mình vừa nói.

– Khó khăn khi nói và hiểu những gì người khác nói. Người bị đột quỵ có thể bị nhầm lẫn, nói lắp hoặc khó hiểu lời người khác nói.

– Tê, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân. Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Khi người bệnh giơ cả hai tay lên trên đầu, nếu một tay bắt đầu rơi xuống, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Ngoài ra, một bên miệng có thể xệ xuống khi cố gắng mỉm cười.

– Mắc vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Người bệnh có thể đột nhiên bị mờ hoặc đen thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Ngoài ra, người đó có thể nhìn đôi.

– Đau đầu dữ dội, đột ngột không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của đột quỵ. Nôn mửa, chóng mặt và thay đổi ý thức có thể xảy ra cùng lúc với đau đầu.

– Khó khăn khi đi lại. Người bị đột quỵ có thể bị vấp ngã hoặc mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối kết hợp.

Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở cơ thể (Nguồn: Bộ Y tế)

Đột quỵ xảy ra rất nhanh nên cần phản ứng mau chóng khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số các dấu hiệu trên. Nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ người lớn tuổi bị đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động đưa người bệnh đi cấp cứu, kịp thời điều trị để giúp hạn chế nguy cơ tử vong và tàn tật.

3. Nguyên nhân gây đột quỵ

Bệnh đột quỵ xảy ra chủ yếu là do xơ vữa động mạch khiến các động mạch nuôi dưỡng não bị tắc nghẽn và thiếu oxy. Ngoài ra, các cục máu đông cũng có thể gây đột quỵ thiếu máu não. Khi các cục máu đông lớn hoặc di chuyển vào các động mạch tắc hẹp sẽ bị chặn lại, ngăn dòng máu cung cấp cho não. Chính vì vậy, các yếu tố nguy cơ làm gia tăng sự hình thành xơ vữa và cục máu đông đều là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn tuổi:

– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch, khiến nguy cơ vỡ mạch gia tăng. Hơn nữa huyết áp cao cũng gây tổn thương và làm suy yếu thành mạch máu não, tạo điều kiện thuận lợi cho xơ vữa mạch máu và hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn. Do vậy, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Những người mắc bệnh này có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn khoảng 4 lần so với người có huyết áp bình thường. Những người có huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn cần được điều trị sớm và hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

– Đái tháo đường: Căn bệnh này thường đi kèm với tăng huyết áp và cholesterol máu cao (mỡ máu) – những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đột quỵ. Ở người bệnh tiểu đường, huyết áp thường tăng cao và theo thời gian sẽ làm quá trình xơ vữa mạch máu diễn ra nhanh hơn. Tình trạng này hình thành cục máu đông trong lòng động mạch hoặc mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch, làm suy giảm lưu lượng máu giàu oxy đến nuôi não. Đặc biệt nghiên cứu cho thấy các tổn thương não ở những bệnh nhân tai biến mắc đái tháo đường thường rất nặng.

– Rối loạn mỡ máu: Nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An chỉ ra rằng 68,6% bệnh nhân đột quỵ não có tình trạng rối loạn lipid máu, trong đó ở nhóm nhồi máu não là 68,4%, ở nhóm xuất huyết não là 70%. Tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi, với 80% bệnh nhân trên 80 tuổi mắc phải. Khi mức mỡ máu tăng cao không được kiểm soát, các mảng xơ vữa sẽ dần hình thành trên thành mạch, gây xơ vữa động mạch. Quá trình này tiến triển lâu dài và thầm lặng, dẫn đến tắc nghẽn các động mạch nuôi não. Đây là nguyên nhân chính gây ra 200.000 ca đột quỵ mỗi năm tại Việt Nam​.

– Mắc các bệnh về tim mạch: rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, bệnh rung nhĩ. Người bị các bệnh lý trên thường có nhịp tim không đều, lâu dần tạo điều kiện cho cục máu đông xuất hiện trong buồng tim. Khi cục máu đông thoát ra khỏi buồng tim, chúng có thể di chuyển đến não gây tắc nghẽn mạch máu não và dẫn đến đột quỵ.

4. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

80% các cơn đột quỵ có thể phòng ngừa được. Chính vì vậy, chúng ta có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ trước khi chúng gây ra vấn đề.

Các tổ chức Y tế đã đưa ra nhiều chiến lược phòng ngừa đột quỵ cũng giống như các chiến lược phòng ngừa bệnh tim. Nhìn chung, các khuyến nghị về lối sống lành mạnh bao gồm:

– Kiểm soát huyết áp ở mức ổn định là yếu tố then chốt để giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt với những người bị tăng huyết áp. Người bệnh nên tự theo dõi huyết áp định kỳ tại nhà 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, kết hợp với luyện tập thể thao và chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân, béo phì. Việc duy trì huyết áp tốt còn giúp ngăn ngừa cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), từ đó giảm thiểu nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

– Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống: ăn ít cholesterol và chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa) để làm giảm sự tích tụ trong động mạch. Theo thời gian, điều này có thể chặn lưu lượng máu và dẫn đến đột quỵ.

– Không hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ cho người hút thuốc và người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc lá. Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

– Kiểm soát bệnh tiểu đường giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh do thừa cân, béo phì góp phần gây ra các yếu tố nguy cơ đột như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường.

– Hạn chế uống bia rượu. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ huyết áp cao dẫn tới đột quỵ.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để duy trì cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, các loại hạt và thực phẩm giàu Omega-3. Omega-3 là chất béo không bão hòa đa (một loại chất béo lành mạnh) giúp tăng mức cholesterol “tốt” trong cơ thể, hỗ trợ tốt cho tim mạch. Người lớn tuổi cần hạn chế các đồ ăn đã chế biến sẵn và các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao bao gồm: sữa chua, mỡ lợn, pate gan, nội tạng, thịt bò,.. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, A, E, Lycopene, Lutein, Selen… cũng rất cần thiết. Vì chúng giúp trung hòa các gốc tự do có hại, làm giảm những nguy cơ và tổn thương của stress oxy hóa (xảy ra khi cơ thể không thể loại bỏ các gốc tự do một cách hiệu quả) từ đó ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ.

Ngoài việc cân đối bữa ăn hàng ngày, người lớn tuổi cũng cần bổ sung các dưỡng chất tốt hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ qua các sản phẩm dinh dưỡng. Nutricare Gold được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà khoa học của Nutricare và Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA), đáp ứng khuyến nghị của FDA Hoa Kỳ là giải pháp dinh dưỡng toàn diện giúp người cao tuổi hồi phục và tăng cường sức khỏe. 

Nutricare Gold chứa tới 56 dưỡng chất, bao gồm đạm thực vật và đạm whey dễ hấp thu từ Mỹ, giúp cung cấp các acid amin thiết yếu cho tổng hợp protein và tế bào miễn dịch. Nhờ đó, Nutricare Gold giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Đặc biệt, hàm lượng Omega-3 cao trong sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ. Ngoài ra, sự kết hợp giữa Omega 3,6,9 cùng hệ Antioxidants trong sản phẩm rất có lợi cho tim mạch đồng thời hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến tim ở người lớn tuổi như đột quỵ. 

Sản phẩm cũng bổ sung Canxi, Glucosamin và HMB, giúp duy trì sức khỏe cơ xương khớp, cùng với chất xơ hòa tan FOS hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, Nutricare Gold còn giúp cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi thông qua Lactium, một thành phần đã được chứng minh lâm sàng có khả năng hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Sản phẩm dinh dưỡng Nutricare Gold có dạng sữa bột pha sẵn, nắp vặn tiện lợi với dung tích 200 ml, phù hợp với nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của người Việt mỗi lần sử dụng. 

– Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng các cholesterol tốt và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng. Các hoạt động cường độ vừa phải có thể bao gồm đi bộ, chạy bộ, bơi lội và đạp xe.

Vận động, thể dục hàng ngày có thể “đẩy lùi” nguy cơ mắc đột quỵ ở người lớn tuổi.

Kết luận: Bệnh đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 

1.https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/sai-lam-nguoi-than-hay-mac-phai-khi-nguoi-cao-tuoi-bi-ot-quy

2.https://dotquy.kcb.vn/hieu-dung-ve-dot-quy/nguy-co-dot-quy-gia-tang-o-nguoi-cao-tuoi.html

3.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/dot-quy-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-phong-tranh-vi

4.https://dotquy.kcb.vn/hieu-dung-ve-dot-quy/dau-hieu-nhan-biet-dot-quy.html

5.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113#

6.https://tamanhhospital.vn/dot-quy-o-nguoi-gia/

7.https://dotquy.kcb.vn/hieu-dung-ve-dot-quy/5-dau-hieu-canh-bao-dot-quy-cua-co-the.html

8.https://benhvienthucuc.vn/nguyen-nhan-benh-dot-quy-va-cach-phong-ngua/

9.https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/nguy-hiem-cua-benh-tang-huyet-ap?

10.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/dot-quy-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-vi

11.https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10460

12.https://bookingcare.vn/cam-nang/mo-mau-cao-va-benh-dot-quy-moi-quan-he-mat-thiet-p3724.html

13.https://benhvienthucuc.vn/cac-doi-tuong-de-mac-dot-quy/

14.https://www.healthline.com/health-news/stroke-prevention-tips-american-stroke-association#

15.https://www.cdc.gov/stroke/prevention/index.html

16.https://tamanhhospital.vn/huyet-ap-cao-dan-den-dot-quy/.

17.https://www.msdmanuals.com/home/brain-spinal-cord-and-nerve-disorders/stroke/transient-ischemic-attacks-tias#

18.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/nao-la-chat-beo-khong-bao-hoa-vi

19.https://tamanhhospital.vn/mau-nhiem-mo-nen-an-gi-kieng-gi/

20.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/chat-chong-oxy-hoa-la-gi-va-co-tac-dung-gi-voi-co-vi

 

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu lâm sàng sinh khả dụng của 2 loại vitamin K2: MK-4 và MK-7 lên phụ nữ khỏe mạnh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: So sánh sinh khả dụng của menaquinone-4 (MK-4) và menaquinone-7 (MK-7) ở phụ nữ khỏe mạnh...
Xem thêm

Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương

Hiện nay, tỷ lệ người mắc loãng xương trên thế giới ở độ tuổi trên 50 rơi vào khoảng 1/3...
Xem thêm

Vấn đề suy mòn trong ung thư

Suy mòn, có ảnh hưởng xấu đến khả năng chống nhiễm trùng và khả năng chống chọi với các đợt...
Xem thêm