Dưỡng chất vàng cho một hệ tiêu hóa khỏe ở trẻ

26/08/2024

Hệ tiêu hóa là nơi biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp tăng trưởng và chữa lành các tế bào bị tổn thương. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề cơ bản giúp trẻ phát triển tốt nhất, đảm bảo trẻ ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật và kích thích phát triển trí não.

1. Thế nào là một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi thức ăn được tiêu hóa tốt, cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, chức năng đại tiện bình thường và ít mắc phải các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp bé phát triển toàn diện

Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thường có những biểu hiện sau đây:

– Ăn tốt và ngủ ngoan, không quấy khóc, tâm lý vui tươi thoải mái

– Ít mắc các rối loạn về tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi…

– Phát triển tốt về cân nặng, chiều cao và trí thông minh.

– Da mềm mịn và hồng hào.

2. Tầm quan trọng của một hệ tiêu hóa khỏe

Tiêu hóa rất quan trọng vì cơ thể cần chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm hàng ngày để duy trì sức khỏe, hoạt động bình thường. Hệ tiêu hóa được ví như “nhà máy” xử lý thức ăn, cung cấp dưỡng chất nuôi toàn bộ cơ thể. Các chất này bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước được hoạt động của hệ tiêu hóa chuyển hóa thành các dưỡng chất có lợi để cơ thể thể dễ hấp thu, nhằm sử dụng cho những việc quan trọng như tạo năng lượng, hỗ trợ tăng trưởng và sửa chữa tế bào.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Một hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ tăng trưởng khỏe mạnh. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao và trí tuệ mà còn duy trì sức khỏe tổng thể. Ngược lại, các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, hay tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, giảm cảm giác ngon miệng và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến đề kháng trẻ kém đi, trẻ dễ bị bệnh, mệt mỏi cũng như chậm phát triển, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất sau này.

3. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe đường tiêu hóa

Dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu. Dưới đây là một số dưỡng chất “vàng” tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng trong cơ thể giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh liên quan đến đường ruột. Chất xơ thường được phân thành hai loại:

– Chất xơ hòa tan: Loại chất xơ này hòa tan trong nước để tạo thành một chất giống như gel, giúp “sản phẩm tiêu hóa” của bé trở nên mềm hơn, dễ đi hơn. Chất xơ hòa tan có nhiều trong yến mạch, đậu Hà Lan, đậu, táo, trái cây họ cam quýt, cà rốt, lúa mạch.

– Chất xơ không hòa tan: Loại chất xơ này thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn qua hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa đều đặn và tăng khối lượng phân. Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ không hòa tan và kết hợp với việc uống đủ nước sẽ có lợi cho những người bị táo bón hoặc phân không đều. Bột mì nguyên cám, cám lúa mì, các loại hạt, đậu và rau, chẳng hạn như súp lơ, đậu xanh và khoai tây, là nguồn chất xơ không hòa tan tốt.

Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể

Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Vitamin và khoáng chất là yếu tố cơ bản để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ khả năng xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả cho cơ thể. Một số chất dinh dưỡng quan trọng, cha mẹ cần lưu ý để bổ sung cho trẻ bao gồm:

– Các loại vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng, giúp cải thiện trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Nhóm này có trong ngũ cốc, rau xanh, thịt, trứng, sữa, các loại đậu…

– Vitamin C giúp làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón bằng cách thẩm thấu vào ống tiêu hóa, đưa nước vào ruột. Ba mẹ có thể tìm thấy vitamin C trong các loại thực phẩm như cam, quýt, cà chua, ớt chuông ngọt, các loại dâu, bông cải xanh, ngũ cốc…

Vitamin chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn

– Lysine là một loại acid amin thiết yếu nhưng cơ thể không tự sản xuất được và cần phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Đây là thành phần quan trọng của nhiều protein như: enzyme, kháng thể và hormone. Lysine có tác dụng kích thích sự tiết acid trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Điều này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của trẻ, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, được đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển. Ba mẹ có thể tham khảo cho bé các loại thực phẩm giàu lysine như: phô mai, thịt bò, thịt gà, cá ngừ,…

– Kẽm tác động tới các enzyme trong cơ thể, hỗ trợ kích thích quá trình tổng hợp protein. Nhờ đó, trẻ được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, giảm rối loạn tiêu hóa. Kẽm có nhiều trong các loại thịt và ngũ cốc nguyên hạt.

Lysine và kẽm là chìa khóa giải quyết vấn đề biếng ăn, tiêu hóa kém ở trẻ

Probiotics

Probiotics là các vi sinh vật sống, khi được bổ sung với lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Probiotics được sử dụng để bổ sung vi khuẩn có lợi trong ruột giúp điều trị hoặc ngăn ngừa các loại bệnh và triệu chứng liên quan đến đường ruột, giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Probiotics giúp tiêu thụ thức ăn tốt hơn, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và chống lại bệnh tật, giảm cảm giác khó chịu từ các bệnh lý ở bụng như đầy hơi khó tiêu, hạn chế tình trạng tiêu chảy và táo bón,..

Bên cạnh probiotics được sử dụng vào việc cải thiện hệ tiêu hóa, hiện nay, postbiotics – một chế phẩm phụ được tạo ra trong quá trình lên men vi khuẩn probiotics cũng đang được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng. Khác với probiotics, vi sinh vật cần phải giữ ở trạng thái hoạt động mới có hiệu quả, postbiotics không cần sống để phát huy tác dụng. Bởi theo ISSAP, lợi khuẩn postbiotics là “một hỗn hợp gồm những vi sinh vật đã bị bất hoạt và thành phần của chúng mang lại lợi ích về sức khỏe cho vật chủ”. Điều này giúp postbiotics có độ ổn định tốt hơn, phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng như: giữ cân bằng microbiota (tập hợp lớn các vi sinh vật sống dưới hình thức cộng sinh trong cơ thể con người), nuôi dưỡng tế bào đường ruột nhằm tránh rối loạn hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.

Bởi vậy, một cách tốt để cân bằng hệ vi sinh vật của con trẻ là thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ để bổ sung probiotiocs cùng postbiotics. Nếu vi khuẩn probiotic được ăn đúng loại thực phẩm của mình, chúng sẽ tạo ra postbiotics trong cơ thể. Cha mẹ có thể tăng cường sản sinh postbiotics trong cơ thể của trẻ thông qua chế độ ăn có nhiều chất xơ như: trái cây, rau, các loại ngũ cốc,.. Hoặc thực phẩm lên men như kim chi và dưa cải bắp lên men tự nhiên có thể giúp đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, không phải trẻ ăn thực phẩm chứa men vi sinh nào cũng sẽ làm tăng postbiotics. Vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung posbiotics cho trẻ qua một số sản phẩm bổ sung, từ đó hỗ trợ tốt hơn sức khỏe đường ruột, cùng hệ miễn dịch của trẻ.

Hỗ trợ tiêu hóa là một trong các tác dụng quan trọng nhất của postbiotics

Nhằm mang đến giải pháp tốt cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ở trẻ em Việt Nam, các nhà khoa học Nutricare đã phối hợp cùng với Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA) cho ra mắt sản phẩm dinh dưỡng Metacare 2+. Sản phẩm tiên phong ứng dụng công nghệ lợi khuẩn postbiotics, cung cấp đến 10 tỷ lợi khuẩn (Postbiotic Lactococcus Lactis) có lợi cho đường ruột của trẻ, giúp khôi phục sự cân bằng, ngăn ngừa các loại bệnh cùng các triệu chứng liên quan đến đường ruột. Đồng thời, sữa non Colos 24h nhập khẩu từ Mỹ giàu kháng thể IgG cùng chất xơ hòa tan FOS có trong Metacare 2+ cũng giúp trẻ tiêu hóa khỏe hơn, nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa 52 dưỡng chất tối ưu, bao gồm đạm, kẽm, lysine giúp tăng chuyển hóa năng lượng, trẻ ăn ngon miệng, tăng cân khỏe mạnh và bắt kịp đà tăng trưởng. Với 2 ly sữa bột pha chuẩn hoặc 3 hộp sữa pha sẵn, sản phẩm dinh dưỡng Metacare 2+ giúp trẻ giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến các bệnh tiêu hóa, tăng cường miễn dịch tự nhiên, đề kháng vững vàng để tham gia mọi thử thách.

Để có một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, ba mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn lành mạnh với các dưỡng chất vàng kể trên. Ngoài ra, cần đảm bảo trẻ có chế độ vận động thể chất đều đặn và đầy đủ. Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón.

Tài liệu tham khảo:

1.https://www.perfectbalanceclinic.com/what-are-the-signs-of-a-healthy-digestive-system/

2.https://my.clevelandclinic.org/health/body/7041-digestive-system

3.https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fiber/art-20043983

4.https://medlatec.vn/tin-tuc/vitamin-va-khoang-chat-co-vai-tro-gi-voi-co-the-su-dung-ra-sao-s195-n31425

5.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/cac-vitamin-tot-cho-he-tieu-hoa-cua-tre-vi

6.https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-lysine-cho-tre-nhu-the-nao-la-dung-169240621103959809.htm

7.https://www.benhvien108.vn/vai-tro-cua-kem-doi-voi-tre-em-va-nhung-dieu-can-biet.htm

8.Food and Agricultural Organization of the United Nations and World Health Organization. (2002). Joint FAO/WHO working group report on drafting guidelines for the evaluation of probiotics in food. Food and Agricultural Organization of the United Nations.

9.https://cdhf.ca/en/should-my-child-take-probiotics/

10.https://benhvienthucuc.vn/probiotics-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung/?srsltid=AfmBOoo9tA5IVTiVyzFdmQmh_63ar4G0DxLosRhmy-XKRdp02sXoY1EC

11.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/postbiotics-la-gi-vi

12.https://isappscience.org/should-the-concept-of-postbiotics-make-us-see-probiotics-from-a-new-perspective/

13.https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-bo-sung-postbiotics-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-postbiotics.html?srsltid=AfmBOorONtZJSY-g_XPKfcJ_ZIOj_qfyRbcOY2tSzzr3W6SBLaNmCnSw

14.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/postbiotics-la-gi-vi

 

Có thể bạn quan tâm

Những vấn đề dinh dưỡng trong điều trị ung thư

Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu (ESPEN), có đến 10-20% bệnh nhân ung thư...
Xem thêm

Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thực trạng Mọi trẻ sơ sinh và trẻ em đều có quyền được dinh dưỡng tốt theo “Công ước về...
Xem thêm

Nghiên cứu lâm sàng về tác động ngắn hạn của sữa non bò lên chức năng miễn dịch bẩm sinh của những người khỏe mạnh

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Một chiết xuất mới từ whey sữa non của bò hỗ trợ các chức năng miễn...
Xem thêm