Yếu tố di truyền chỉ quyết định 60 – 70% chiều cao khi trưởng thành của trẻ, phần còn lại được quyết định bởi dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 – 2020, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã có sự thay đổi đáng ghi nhận.
Chiều cao trung bình của nữ đạt 156,2 cm (năm 2010: 154,8cm) và chiều cao trung bình của nam đạt 168,1 cm (tăng 3,7cm so với năm 2010: 164,4cm). Đây là chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng qua các chiến lược quốc gia về cải thiện dinh dưỡng của người dân, đưa chiều cao trung bình của người Việt lên vị trí thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore (nam: 171 cm, nữ: 160 cm), Thái Lan (nam: 170,3 cm, nữ: 159 cm), Malaysia (nam: 168,4 cm, nữ: 157,7 cm). Trong số các nước trong khu vực châu Á, Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu về chiều cao (nam: 173,9 cm, nữ: 161,1), tiếp đó là Ấn Độ (nam: 173 cm, nữ 165 cm) và Nhật Bản (nam: 172 cm, nữ: 158 cm).
Với đà tăng trưởng hiện tại, chiều cao của người Việt hoàn toàn có thể được cải thiện. Các nhà khoa học ước tính rằng khoảng 60 – 70% chiều cao của một cá nhân được xác định bởi các tổ hợp chuỗi DNA mà họ được di truyền, phần còn lại được quyết định bởi các yếu tố môi trường khác như dinh dưỡng, mức độ vận động, giấc ngủ… Như vậy, chiều cao của trẻ em Việt vẫn có tiềm năng phát triển hơn nữa nếu chế độ dinh dưỡng và lối sống tiếp tục được cải thiện.
Tuy nhiên, một trong những quan tâm hàng đầu của Chính phủ trong Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn mới chính là sự khác biệt lớn về tình hình dinh dưỡng giữa các vùng, miền, nhất là giữa thành thị, vùng đồng bằng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Kết quả Tổng Điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi là 38% vẫn còn ở mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Trên toàn quốc vẫn còn 7 tỉnh có tỷ lệ SDD thấp còi trên 30% thuộc mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO năm 2018. Theo Ngân hàng Thế giới và Viện Dinh dưỡng, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng toàn quốc đã giảm tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em là người DTTS vẫn cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (31,4% so với 15,0%). Hơn nữa có tới 60% số trẻ em bị SDD thể thấp còi ở 10 tỉnh có tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất cả nước là người dân tộc thiểu số.
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 chỉ ra, nhiều can thiệp dinh dưỡng quan trọng quyết định đến phát triển tầm vóc và thể lực của trẻ như chăm sóc dinh dưỡng cho 1000 ngày đầu đời. Nghiên cứu “Importance of Maternal Nutrition in the First 1,000 Days of Life and Its Effects on Child Development” (Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho mẹ trong 1.000 ngày đầu đời và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của trẻ) công bố bởi Viện Khoa học Y học Datta Meghe (Ấn Độ) cũng cho thấy ý nghĩa quan trọng về vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 1.000 ngày đầu đời của trẻ là giai đoạn quan trọng nhất để đặt nền móng cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh ở trẻ. Nếu không được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi trong giai đoạn này, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành của trẻ. Ở những giai đoạn tiếp theo, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cân bằng cũng là chìa khóa để trẻ phát triển tốt.
Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng hợp lý? Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là một chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ, với đủ các nhóm chất dinh dưỡng (Đạm, Bột đường, Béo, Vitamin và Khoáng chất). Để đạt được điều này, trẻ cần được ăn một lượng hợp lý đa dạng các loại thực phẩm như tinh bột, đạm động vật (thịt, cá, hải sản) và đạm thực vật (đậu và các loại hạt), dầu ăn và mỡ động vật ở tỷ lệ phù hợp, rau quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, sử dụng muối I-ốt.
Ngoài ra người chăm sóc có thể bổ sung kết hợp những vitamin khoáng chất hỗ trợ sự phát triển của xương như Canxi, Vitamin D3 và Vitamin K2.
Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến sự hình thành và chuyển hóa xương, với hơn 99% tổng lượng Canxi trong cơ thể được tìm thấy dưới dạng Canxi Hydroxyapatite trong xương và răng. Việc vận chuyển chủ động canxi dựa vào hoạt động của Calcitriol (dạng hoạt hóa của Vitamin D) và thụ thể Vitamin D ở ruột. Nếu thiếu lượng Vitamin D cần thiết, cơ thể chỉ có thể hấp thu 10 – 15% lượng Canxi ăn vào, còn nếu cung cấp đủ Vitamin D, lượng Canxi hấp thụ từ ruột và máu sẽ tăng từ 30 đến 40%.
Trong khi đó, Vitamin K2 lại cần thiết cho quá trình vận chuyển Canxi từ máu vào xương với cơ chế như sau: Nguyên bào xương sẽ sản sinh Osteocalcin, hợp chất quan trọng trong quá trình hình thành xương với nhiệm vụ gắn Canxi từ máu vào hệ xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên Osteocalcin cần Vitamin K2 để được hoạt hóa cũng như thực hiện sứ mệnh của nó trong quá trình hình thành và khoáng hóa của xương. Như vậy, trẻ nên được bổ sung bộ 3 Canxi, Vitamin D3 và Vitamin K2 trong hành trình phát triển chiều cao tối ưu.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chế độ vận động cũng giúp hỗ trợ tăng trưởng về thể trạng nhờ tác dụng kích thích tiết hormone tăng trưởng và các hormone đồng hóa khác. Kết quả nghiên cứu “The Effects of Exercise on Growth” (Ảnh hưởng của tập thể dục với sự tăng trưởng) của tác giả Borer – Đại học Michigan (Hoa Kỳ) cũng kết luận, quá trình vận động là một kích thích cần thiết cho sự tăng trưởng bù đắp thông qua các tác động kích thích của nó đối với việc tiết hormone tăng trưởng (GH) và các hormone đồng hóa khác. Hoạt động thể chất hợp lý giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ mắc béo phì, một tình trạng bệnh lý có ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của trẻ.
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng CDC của Mỹ, trẻ nhỏ nên có ít nhất 1 tiếng hoạt động thể chất một ngày với những bài tập như sau:
– Bài tập aerobic: Bao gồm các hoạt động như đi bộ, chạy hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến tim đập nhanh hơn. Ít nhất 3 ngày một tuần nên bao gồm các hoạt động cường độ mạnh.
– Bài tập tăng cường cơ bắp: Bao gồm các hoạt động như leo trèo hoặc chống đẩy, ít nhất 3 ngày mỗi tuần.
– Bài tập chắc xương: Bao gồm các hoạt động như nhảy hoặc chạy, ít nhất 3 ngày mỗi tuần.
Hormone tăng trưởng ở người được tiết ra từ tuyến yên trong lúc ngủ. Hormone tăng trưởng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển theo chiều dọc của trẻ và những trẻ bị thiếu hụt hormone tăng trưởng sẽ gặp các vấn đề về tầm vóc thấp và nhiều vấn đề về chất lượng cuộc sống khác.
Theo khuyến nghị của Trung tâm Y tế Dự phòng CDC của Mỹ, thời gian ngủ khuyến nghị đối với từng độ tuổi như sau:
Như vậy, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, vận động, ngủ nghỉ hợp lý là những yếu tố môi trường quan trọng trong hành trình phát triển tầm vóc của trẻ. Người chăm sóc trẻ cần có những can thiệp về dinh dưỡng và lối sống phù hợp để trẻ có thể đạt được chiều cao tối ưu nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
|