
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của sức khỏe của người bệnh. Đối với họ, việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối là một phần quan trọng để quản lý bệnh.
Người bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, mức cholesterol trong máu (Ảnh: Freepik)
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường. Cách ăn uống có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý đường huyết và tác động đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý sẽ mang lại những lợi ích sau cho người bệnh tiểu đường:
Đái tháo đường là một căn bệnh phổ biến nhưng không ít người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh. Dưới đây là một số hiểu lầm phổ biến về căn bệnh này:
Hạn chế tối đa lượng tinh bột
Một số người tin rằng hạn chế tối đa lượng tinh bột, như cơm, bánh mì và khoai tây là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, tinh bột là nguồn năng lượng chính, việc hạn chế hoàn toàn tinh bột có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó không sinh được năng lượng cho não và cơ bắp hoạt động, gây cảm giác mệt mỏi, trì trệ, hạ đường huyết và suy nhược cơ thể.
Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, người tiểu đường nên hạn chế thực phẩm giàu tinh bột, nhưng không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. Bệnh nhân vẫn cần phải ăn cơm, bún, ngũ cốc… nhưng với số lượng ít hơn bình thường.
Người tiểu đường cũng có thể lựa chọn những loại tinh bột giàu chất xơ vì chúng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Các loại hoa quả cũng có chứa tinh bột cùng nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết khác. Quan trọng là người bệnh cần biết loại tinh bột nào tốt và phù hợp cho cơ thể, cần nạp bao nhiêu lượng tinh bột mỗi ngày để giữ mức đường huyết trong khoảng an toàn cho phép, cũng như giúp kiểm soát cân nặng của bản thân.
Quá lạm dụng đường ăn kiêng
Đường ăn kiêng là chất tạo ngọt, có hoá chất do đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận trong cơ thể. Trong quá trình chế biến, đường ăn kiêng có thể bị biến tính và ảnh hưởng sức khoẻ. Người mắc bệnh đái tháo đường thi thoảng vẫn có thể ăn các loại thực phẩm sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo để tạo vị ngọt thay cho đường. Tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy đường ăn kiêng có thể thay thế đường tự nhiên và giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hay cải thiện sức khỏe lâu dài.
Người mắc bệnh tiểu đường thường hay lạm dụng đường ăn kiêng (Ảnh: Freepik)
Tự ý thay thế các thực phẩm khác nhóm
Nhiều bệnh nhân tiểu đường quan điểm không ăn tinh bột thì ăn nhiều chất đạm, chất béo. Mặc dù chất đạm, chất béo không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu nhưng các thành phần khác của thực phẩm giàu protein, lipid lại khiến cơ thể tăng đường huyết. Thông thường, người bệnh đái tháo đường không cần ít chất đạm, chất béo hơn những người không mắc bệnh. Tuy nhiên, có những thời điểm như tăng cân hoặc người có biến chứng tiểu đường cần hạn chế đạm và chất béo.
Kiêng hoàn toàn đồ ngọt
Một số người tin rằng người bệnh đái tháo đường không thể ăn đường và đồ ngọt. Đây là một quan niệm sai lầm thường gặp đối với người bệnh tiểu đường. Vì lượng đường trong máu luôn có xu hướng tăng cao nên nhiều người nghĩ rằng cần tránh tuyệt đối đường và thực phẩm có chứa đường trong chế độ ăn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải tránh hoàn toàn đường và đồ ngọt. Điều quan trọng là tập trung vào một chế độ ăn uống cân bằng, ít carbohydrate, giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; ưu tiên rau quả tươi, cá, đậu và các loại hạt. Thỉnh thoảng, có thể ăn một miếng bánh ngọt, vài chiếc bánh quy, một viên socola hay nhấm nháp chút hoa quả khô. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường rất dễ gặp phải tình trạng hạ đường huyết. Lúc này, một viên kẹo ngọt, viên đường hay nước ngọt sẽ rất hữu ích để nhanh chóng kéo đường huyết lên cao, tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên hãy luôn mang theo chúng bên mình để sử dụng khi cần thiết.
Quan niệm sai lầm của người bị tiểu đường khi cắt hoàn toàn đồ ngọt (Ảnh: Freepik)
Không được ăn các loại quả
Quan niệm rằng người mắc tiểu đường không nên ăn hoa quả là một quan niệm sai lầm. Hoa quả là một phần quan trọng của một chế độ ăn lành mạnh và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, bao gồm chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa. Mặc dù, thông thường các loại quả có chứa một dạng đường tự nhiên gọi là fructose có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần chú ý đến khẩu phần các loại quả, chẳng hạn như chọn một quả chuối nhỏ thay vì một quả lớn, nên chọn loại quả ít đường như táo, bưởi, ổi, đu đủ…Các loại quả cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống lại bệnh tật, vì vậy đừng loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường.
Nếu dùng thuốc thì có thể ăn uống thoải mái
Một số người bệnh tiểu đường quan niệm rằng nếu họ dùng thuốc để kiểm soát đường huyết, họ có thể ăn uống thoải mái mà không cần kiểm soát chế độ ăn uống. Tuy nhiên, dùng thuốc điều trị không có nghĩa là được ăn uống thoải mái. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định là điều quan trọng nhưng vẫn phải kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Bởi chế độ ăn uống đủ các nhóm thực phẩm không chỉ giúp kiểm soát bệnh về lâu dài mà còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Khi hiểu rõ các vấn đề về dinh dưỡng với người bệnh tiểu đường thì việc sống chung với bệnh tiểu đường không quá đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần thực hiện theo một số quy tắc cơ bản là người bệnh có thể xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát đường huyết mà vẫn có thể thưởng thức những món ăn ưa thích. Khi cần tư vấn về chế độ ăn, người bệnh có thể liên hệ với cán bộ y tế tại cơ sở y tế nơi gần nhất hoặc nơi người bệnh đang điều trị.
Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường cần phải đa dạng hóa các món ăn, liên tục thay đổi để bệnh nhân đỡ ngán. Ngoài ra, cần ưu tiên cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Một số thực đơn tiểu đường mà bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng:
Thực đơn bữa sáng
Các ngày trong tuần |
Thực đơn |
Thứ 2 | Ngũ cốc nguyên hạt trộn sữa ít đường |
Thứ 3 | Trứng ốp la và bánh mì nguyên cám nướng |
Thứ 4 | Bún, phở kèm nhiều thịt, rau xanh |
Thứ 5 | Bánh mì đen phết bơ hạt |
Thứ 6 | Salad trộn ức gà luộc |
Thứ 7 | Yến mạch và trái cây tươi |
Chủ nhật | Cháo gạo lứt |
Thực đơn bữa trưa
Thực đơn cho bữa trưa của người tiểu đường cần cung cấp đầy đủ lượng tinh bột, chất béo để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý người bệnh tiểu đường không được ăn quá nhiều trong một bữa để đề phòng tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao sau ăn.
Các ngày trong tuần | Khẩu phần ăn |
Thứ 2 | 1 chén cơm
1 bát canh bí đỏ nấu thịt 1 ít thịt chưng trứng cà chua 2 miếng dưa hấu hoặc 1 quả dưa leo |
Thứ 3 | 1 chén cơm
1 bát canh cá hồi 1 ít thịt kho trứng Rau muống luộc ½ quả lê |
Thứ 4 | 1 chén cơm
1 bát canh bầu tôm 1 ít xíu mại 1 bát rau càng cua trộn dầu giấm |
Thứ 5 | 1 tô bún mọc
1 bánh su kem |
Thứ 6 | 1 chén cơm
1 bát canh cua nấu rau dền, mồng tơi 1 đĩa đậu Hà Lan luộc |
Thứ 7 | 1 tô hủ tiếu bò kho
1 miếng dưa hấu |
Chủ nhật | 1 tô mì quảng
3 quả măng cụt vừa |
Thực đơn bữa tối
Bữa tối dành cho người tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột, chất béo và thức ăn khó tiêu. Nên giảm tối thiểu lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể ở bữa tối, có thể thay bằng các loại rau củ và protein.
Các ngày trong tuần | Khẩu phần ăn |
Thứ 2 | 1 chén cơm
1 đĩa rau cải luộc ½ đĩa thịt kho 1 ít trái cây |
Thứ 3 | 1 chén cơm
1 bát canh cải xoong ½ đĩa thịt luộc 1 ít dưa cải 1 ít trái cây |
Thứ 4 | 1 chén cơm
¼ đĩa gà nấu nấm ¼ đĩa salad rau càng cua 1 ít trái cây |
Thứ 5 | 1 chén cơm
½ đĩa rau muống luộc 3 miếng đậu phụ nhồi thịt 1 ít trái cây |
Thứ 6 | 1 tô bún mọc
1 ít trái cây |
Thứ 7 | 1 chén cơm
¼-½ đĩa mướp đắng xào trứng ⅓ đĩa cà tím nấu đậu thịt 1 ít trái cây |
Chủ nhật | 1 bát cháo sườn
1 ít trái cây |
Thực đơn món ăn vặt dành cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống của người bị tiểu đường không cần phải kiêng cữ quá khắc nghiệt và người bệnh vẫn có thể ăn vặt. Dưới đây là một số món ăn vặt an toàn cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường:
Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại hạt vào thực đơn ăn vặt của mình (Ảnh: Freepik)
Nên ăn vặt vào lúc nửa buổi sáng hoặc buổi chiều để tránh tăng đường huyết cao vào ban đêm. Nếu bạn thấy đói thì chỉ nên ăn các món ăn vặt với kích thước vừa và nhỏ, đo lường bằng một miếng trái cây, hoặc 1 chén nhỏ. Bạn không nên ăn quá nhiều như bữa chính sẽ gây mất kiểm soát lượng đường huyết nạp vào.
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học, người bệnh có thể tham khảo, bổ sung sản phẩm dinh dưỡng Glucare Gold chuyên biệt cho người tiểu đường. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển thành công bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA) và Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare .
Glucare Gold có chỉ số đường huyết (GI) thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp ổn định đường huyết sau uống. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm đạm Whey từ Mỹ dễ hấp thu cùng với 56 dưỡng chất hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt, sản phẩm Glucare Gold còn chứa Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, giúp giảm biến chứng tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Do đó, giải pháp dinh dưỡng Glucare Gold là một lựa chọn hợp lý giúp người bệnh bổ sung năng lượng và dưỡng chất tối ưu cho cơ thể.