Thoát vị đĩa đệm – nỗi ám ảnh ở người lớn tuổi 

18/02/2025

Hàng năm, có hơn 3 triệu người Hoa Kỳ bị thoát vị đĩa đệm. Tại Việt Nam, theo điều tra của Hội chống đau Hà Nội 2019, ước tính có khoảng 12,75% người có triệu chứng đau thắt lưng (tương đương 12,7 triệu người), trong đó 80% (khoảng 9,6 triệu người) có thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy nên thoát vị đĩa đệm đang ngày càng trở thành nỗi ám ảnh ở người lớn tuổi.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì? 

Chấn thương hoặc đĩa đệm suy yếu là nguyên nhân khiến cho đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này có tên là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Hình ảnh đĩa đệm bình thường và thoát vị đĩa đệm

Dựa vào mức độ, thoát vị đĩa đệm thường được phân thành bốn giai đoạn. Với mỗi một giai đoạn, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và nguy cơ chèn ép dây thần kinh cũng tăng lên. Dưới đây là các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm phân loại theo Arseni và cộng sự (1974):

Giai đoạn I: Giai đoạn đầu của thoái hóa đĩa đệm

Lúc này, vòng sợi và nhân nhầy bắt đầu có một vài chỗ rách nhỏ và trở nên yếu hơn bình thường. Nhân nhầy bên trong sẽ ấn lõm vào chỗ khuyết này. Ở giai đoạn này, chỉ có thể phát hiện bất thường qua các phương tiện hình ảnh học đĩa đệm. Trên phim thường và lâm sàng chưa thấy bất thường. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để nhận ra những sai khác của đĩa đệm.

Giai đoạn II: Lồi đĩa đệm

Nhân nhầy tiếp tục ấn vào chỗ khuyết của vòng sợi và lồi về một phía. Việc nào tạo ra một cái khối phình và bắt đầu chèn ép vào các cấu trúc thần kinh. Lúc này trên phương tiện hình ảnh học đã phát hiện được nhiều loại tổn thương. Về lâm sàng, đây có thể là thời kỳ đau thắt lưng cục bộ.

Giai đoạn III: Thoát vị đĩa đệm

Ở giai đoạn này vòng sợi bị đứt rách hoàn toàn. Đồng thời, nhân nhầy thoát ra ngoài hình thành một khối thoát vị đĩa đệm. Qua hình ảnh học chụp đĩa đệm thấy thoát vị nhân nhầy đã hoặc chưa gây đứt dây chằng dọc sau. Lúc này triệu chứng sẽ trở nên rõ và rầm rộ, có thể chia ra 3 mức độ:

+ Kích thích rễ thần kinh

+ Chèn ép rễ, còn một phần dẫn truyền thần kinh

+ Mất dẫn truyền thần kinh.

Giai đoạn IV: Hư đĩa đệm – Khớp đốt sống

Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía, từ đó xuất hiện hẹp ống sống và hư khớp đốt sống do giảm chiều cao khoang đốt sống nặng. Do không có đĩa đệm nên ma sát giữa các xương tạo ra các gai xương. Lâm sàng thường là đau thắt lưng mạn tính tái phát. Đồng thời, kèm theo các triệu chứng xảy ra do chèn ép dễ nặng

Lúc này, cơn đau hầu như không dứt. Người bệnh có thể đau nhiều khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Tình trạng bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, rối loạn cơ gây mất kiểm soát khi đại tiểu tiện, mất cảm giác nóng lạnh, thậm chí mất khả năng vận động.

Hình ảnh mô phỏng 4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

– Do lão hóa: theo thời gian, do ảnh hưởng của tuổi tác, đĩa đệm dần bị lão hóa do sự thoái hóa xương khớp tự nhiên. Tuổi tác càng cao, mức độ thẩm thấu đĩa đệm giảm đi dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc đĩa đệm và cột sống, vòng xơ bắt đầu mất tính đàn hồi và yếu đi khiến chất nhầy tích tụ dẫn tới hình thành thoát vị. Khi đĩa đệm bị mòn dần, các vết nứt hoặc vết rách cực nhỏ có thể hình thành trên bề mặt bên ngoài, tạo ra một lối thoát cho phần bên trong giống như gel.

– Do chấn thương: Chấn thương là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm bị vỡ trong chấn thương có tác động mạnh, chẳng hạn như tai nạn xe cộ hoặc té ngã.  Đặc biệt, nếu chấn thương không chữa trị dứt điểm thì tỷ lệ mắc thoát vị cao hơn rất nhiều.

– Thường xuyên hoạt động sai tư thế, lao động quá sức, nâng vác, nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp hoặc ngồi, cúi, xoay người sai tư thế làm cong vẹo cột sống, tiến triển xấu đi làm thay đổi vị trí của đĩa đệm và bao xơ bên ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.  

– Do thừa cân béo phì làm thể trọng tăng lên tạo áp lực cho đĩa đệm và cột sống.

–  Lối sống ít vận động: Những người ngồi lâu ở một tư thế hoặc ít vận động làm cho cơ xương khớp kém linh hoạt và rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.

– Ngoài ra, nếu gia đình có người bị mắc bệnh lý về cột sống, đĩa đệm thì tỉ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cũng cao hơn bình thường.

3. Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa để thoát vị đĩa đệm không còn là nỗi lo mỗi lúc “xế chiều” ở người lớn tuổi:

  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường các cơ xung quanh cột sống, giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Tập trung vào các bài tập tăng cường cơ cốt lõi, chẳng hạn như yoga, đạp xe, đi bộ,… nhằm giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp.
  • Duy trì tư thế tốt làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Giữ lưng thẳng khi ngồi trong thời gian dài. Sử dụng kỹ thuật nâng đúng cách. Khi nâng vật nặng, hãy dùng chân thay vì lưng để nâng. Giữ vật gần cơ thể và tránh vặn cột sống khi nâng.
  • Không mang vác, nâng vật nặng quá sức. Cần chọn tư thế đúng khi khuân vác và xử lý các vật nặng
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe để nâng cao sự chắc khỏe của đĩa đệm và sự dẻo dai của  xương khớp 
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Cân nặng dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoát vị hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và điều trị các bệnh về xương khớp nói chung cũng như các bệnh về đĩa đệm nói riêng.

4. Dinh dưỡng cho người bị thoát vị đĩa đệm

Dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, người lớn tuổi cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giàu dưỡng chất tốt cho xương khớp thông quua việc bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, omega 3, đạm thực vật, chất xơ. Canxi có nhiều trong hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa. Omega 3 có nhiều trong dầu cá và các loại dầu thực vật. Đạm thực vật có hàm lượng cao ở các loại hạt đậu. Chất xơ được tìm thấy trong hoa quả và các loại rau xanh.

Người lớn tuổi cần có một bữa ăn dinh dưỡng có đủ các nhóm chất trên và hạn chế các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, nhiều muối, thực phẩm chứa nhiều purin, caffein. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm các sản phẩm, thực phẩm chức năng có chứa glucosamine. Như đã đề cập ở bài viết Glucosamine – Trợ thủ đắc lực cho người bệnh xương khớp, glucosamine có vai trò bảo vệ khớp trước những thương tổn hoặc thoái hóa sụn khớp, duy trì sự linh hoạt và đàn hồi của các khớp cũng như trong việc bảo vệ và tái tạo các mô sụn bị tổn thương do quá trình lão hóa, viêm khớp hay chấn thương. 

Nhằm mang đến một sản phẩm dinh dưỡng tốt cho xương khớp, Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA) cùng công ty Nutricare đã cho ra đời dòng sản phẩm Nutricare Bone có bổ sung Glucosamin từ Mỹ giúp hỗ trợ tăng sinh dịch khớp và tế bào sụn để bôi trơn sụn khớp, làm tăng độ dẻo dai, linh hoạt của khớp. Nutricare Bone có hàm lượng cao vượt trội (1800mg); Vitamin D3 tăng hấp thu Canxi tại ruột cùng Vitamin K2 giúp vận chuyển và tăng mật độ Canxi gắn vào khung xương, tăng tối đa hiệu quả sử dụng Canxi của cơ thể, hỗ trợ xương chắc khỏe. Nutricare Bone còn cung cấp 50 dưỡng chất thiết yếu gồm đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường khối cơ cho người trưởng thành. Theo khuyến nghị của các chuyên gia NMNI-USA và Nutricare, bổ sung 2 – 3 ly Nutricare Bone mỗi ngày hỗ trợ cung cấp cho cơ thể những thành phần dinh dưỡng thiết yếu để xương chắc khỏe hơn.

Dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Trên đây là cái nhìn tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người lớn tuổi. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để phòng ngừa hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm để căn bệnh không còn là nỗi lo ở người lớn tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12768-herniated-disk
  2. https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/hieu-qua-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-bang-lieu-phap-tiem-ngoai-mang-cung/
  3. https://www.healthcentral.com/condition/herniated-disc?legacy=spu
  4. https://acc.vn/4-giai-doan-cua-thoat-vi-dia-dem-dung-de-den-giai-doan-thu-4-moi-di-kham/
  5. https://www.healthcentral.com/condition/herniated-disc?legacy=spu
  6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441822/
  7. https://www.atlanticspinecenter.com/conditions/herniated-disc/
  8. https://benhvienthucuc.vn/an-gi-chua-thoat-vi-dia-dem-hieu-qua/
Có thể bạn quan tâm

Bệnh gai cột sống ở người cao tuổi

Theo thời gian và tuổi tác, các đốt sống dần bị thoái hóa gây ra bệnh gai cột sống. Đây...
Xem thêm

Hướng dẫn của ESPEN về dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới...
Xem thêm

Chế độ ăn kiêng I-ốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp điều trị bằng I-ốt phóng xạ

Thực hành chế độ ăn kiêng I-ốt trong vòng 2 tuần trước khi điều trị u tuyến giáp bằng I-ốt...
Xem thêm