Ung thư ở người lớn tuổi

24/04/2024

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, có thể tấn công bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư lại tăng cao theo độ tuổi, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc ung thư ở người trên 65 tuổi cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ung thư ở người lớn tuổi, bao gồm phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư, cũng như những cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Ung thư ở người cao tuổi

Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư ở người cao tuổi. Theo thời gian, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu dần, khiến khả năng chống lại các tế bào ung thư giảm sút. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,… tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ung thư. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh qua nhiều năm tháng cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư ở người cao tuổi. Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, ít vận động, hút thuốc lá và sử dụng rượu bia quá mức là những thói quen nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư.

Quan tâm sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi để phát hiện và điều trị sớm bệnh

Theo bác sĩ Ang Peng Tiam, Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, khoảng 77% các loại ung thư được chẩn đoán ở những người trên 55 tuổi, đặc biệt giai đoạn từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Bác sĩ giải thích rằng những người lớn tuổi do tiếp xúc với môi trường và các yếu tố dinh dưỡng trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng tích tụ, trong khi cơ thể bị lão hóa, hạn chế khả năng chỉnh sửa các đột biến của tế bào là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Theo thống kê của GLOBOCAN 2020, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, với tỷ lệ tử vong do ung thư lên đến 73,5%. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ mắc ung thư ở người cao tuổi ngày càng gia tăng. Ước tính, có đến 50% ca ung thư mới được chẩn đoán ở nhóm đối tượng này. Các loại ung thư phổ biến ở người cao tuổi bao gồm:

– Ung thư phổi với tỷ lệ cao nhất là 22,7% ca mới được chẩn đoán ở nam giới và 12,3% ở nữ giới.

– Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư chỉ gặp ở nam giới, chiếm 11,8% ca mới.

– Ung thư đại trực tràng chiếm 9,7% ca mới ở nam giới và 8,8% ở nữ giới.

– Ung thư vú, chỉ gặp ở nữ giới, chiếm 8,7% ca mới.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng có nguy cơ cao mắc các loại ung thư khác như ung thư gan, dạ dày, tụy, bàng quang.

Số liệu ung thư tại Việt Nam, năm 2020

2. Điều trị ung thư ở bệnh nhân cao tuổi

2.1 Đặc điểm ung thư ở người cao tuổi

Ung thư ở người lớn tuổi là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp nhưng tựu chung bao gồm 3 nguyên nhân được trình bày sau đây. Thứ nhất, tiếp xúc lâu dài với các tác nhân gây ung thư như rượu bia, thuốc lá, chất độc hại, bức xạ… là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư ở người cao tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% ca tử vong do ung thư ở người cao tuổi và sử dụng rượu bia (5,5%). Tiếp theo là sự lão hóa ở người lớn tuổi bởi theo thời gian, cơ thể tích lũy nhiều tổn thương DNA trong tế bào, làm tăng nguy cơ ung thư. Quá trình lão hóa cũng khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, giảm khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Và cuối cùng là yếu tố di truyền  do các gen ung thư từ cha mẹ. Các đột biến gen di truyền này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định, như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết tràng,…

Các loại ung thư có tính di truyền trong gia đình

Một đặc điểm tiếp theo rất đặc trưng trong nghiên cứu ung thư ở người lớn tuổi là việc chẩn đoán có thể gặp nhiều khó khăn. Triệu chứng ung thư có thể giống với các bệnh lý khác như là mệt mỏi, sụt cân, đau nhức… có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như tim mạch, tiểu đường, loãng xương… dẫn đến việc trì hoãn chẩn đoán. Thêm nữa, tâm lý e ngại đi khám bác sĩ của nhiều người cao tuổi vì sợ ung thư, hoặc do thiếu thông tin về tầm soát ung thư. Điều này càng khiến cho việc phát hiện sớm ung thư trở nên khó khăn hơn.

Nguy hiểm ung thư rình rập khi người già mệt mỏi, chán ăn, sụt cân

Để chẩn đoán ung thư ở người cao tuổi, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết tùy theo giai đoạn và loại ung thư đang nghi ngờ mắc phải. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng và khám tổng quát để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tiếp đến là thực hiện các xét nghiệm khác nhau được sử dụng để chẩn đoán ung thư, bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI… có thể giúp xác định vị trí và kích thước của khối u. Cuối cùng là sinh thiết – lấy một mẫu mô nhỏ từ khối u để xét nghiệm dưới kính hiển vi giúp xác định loại ung thư và giai đoạn ung thư.

2.2 Phương pháp điều trị ung thư ở người cao tuổi

Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), việc điều trị ung thư ở người cao tuổi cần chú trọng đến việc cân bằng các phương pháp điều trị khác nhau để đảm bảo hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mục tiêu điều trị ung thư ở người cao tuổi là cân bằng hoạt động nhịp nhàng của hệ thống sinh học từ đó kéo dài thời gian sống, duy trì chất lượng sống và giảm nhẹ các triệu chứng ở bệnh nhân ung thư. Các phương pháp điều trị ung thư ở người cao tuổi cần được cân nhắc cẩn thận dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: loại ung thư và giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân để cân nhắc đến khả năng chịu đựng của cơ thể trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, cuối cùng là mong muốn của bệnh nhân và gia đình cần được tham gia vào quá trình, từ đó quyết định phương pháp điều trị phù hợp với mong muốn và nhu cầu của họ.

Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mong muốn và nhu cầu của bệnh nhân ung thư

Về điều trị ung thư ở người cao tuổi cũng trở ngại hơn nhiều so với những người trẻ. Do tuổi cao và có nhiều rối loạn về sinh học như bệnh lý nền về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao… khiến cho việc điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn số. Đa người cao tuổi sẽ có 2 đến 3 bệnh lý nền mắc đồng thời. Do vậy, chỉ định điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Các triệu chứng phụ kèm theo của ung thư như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau nhức… còn làm cho họ có đề kháng kém, thể lực yếu dẫn đến không đáp ứng điều trị như phẫu thuật, hóa xạ trị. Điều này thường diễn ra ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi trên 80. 

Hóa trị ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với các bác sĩ chuyên khoa ung thư trên toàn thế giới. Cân nhắc kỹ các chỉ định của hóa trị ở người già bị ung thư giai đoạn muộn, khả năng dung nạp và độc tính của hóa trị ở nhóm tuổi này. Đối với những bệnh nhân được áp dụng hóa trị thường dung nạp thuốc tốt và có tác dụng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Một số lượng tương đối nhỏ bệnh nhân cao tuổi không được áp dụng hóa trị có thể là do thể trạng kém và ảnh hưởng của một số bệnh kèm theo. Để hạn chế nguy cơ, các bác sĩ thường sử dụng các phác đồ đơn giản, ít độc tính và giảm liều cho bệnh nhân. Hóa trị và xạ trị đồng thời gây ra các tác dụng phụ thường xuyên hơn và ở mức độ nghiêm trọng hơn đối với người già hơn là người trẻ. Các bệnh nhân cao tuổi cũng phục hồi sau các đợt điều trị chậm hơn. Vì vậy cần cân nhắc kỹ khi triển khai phác đồ này.

Thời gian hóa trị thường kéo dài từ 3 – 12 tháng

Điều trị đích nghĩa là sử dụng thuốc nhắm vào các đặc điểm di truyền hoặc phân tử của tế bào ung thư, giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn và ít ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, có ít tác dụng phụ hơn, nên được ưu tiên áp dụng. Một liệu pháp mới đầy hứa hẹn là kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để tự tấn công tế bào ung thư, có thể mang lại hiệu quả cao cho một số loại ung thư.

3. Không bao giờ là quá muộn trong việc thay đổi lối sống để phòng ngừa và điều trị ung thư

Trong nghiên cứu để đánh giá kết quả cắt dạ dày điều trị ung thư dạ dày ở người cao tuổi và các yếu tố tiên lượng thực hiện ở Bệnh viện Hữu Nghị được đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng Phẫu thuật triệt căn có thể thực hiện an toàn trên bệnh nhân cao tuổi bị ung thư dạ dày. Đối với bệnh nhân cao tuổi việc thực hiện phẫu thuật triệt căn mang lại nhiều lợi ích, cụ thể là loại bỏ phần lớn các tế bào ác tính, giảm hiện tượng chèn ép do khối u từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng thời gian sống cho bệnh nhân.

Trường hợp cụ Nanjundaswamy (102 tuổi) sống tại Bengaluru (Ấn Độ), đã kiên cường trải qua ba cuộc phẫu thuật lớn để đánh bại căn bệnh ung thư ruột kết. Bác sĩ Shabber Zaveri (Giám đốc Khoa Phẫu thuật Ung thư – Bệnh viện Manipal) nhận định rằng chính tinh thần, trạng thái tích cực và ý chí sống đã giúp cụ ông có sức khỏe dẻo dai, chiến thắng căn bệnh quái ác. Và hiện tại, cụ ông vẫn sống khỏe mạnh sau khi chữa khỏi ung thư.

Hay một trường hợp khác, tại chính Việt Nam, ông Vũ Huy Chương (Ninh Bình) đã luôn lạc quan chống chọi với ung thư tuyến yên hơn 9 năm nhờ tinh thần kiên cường của người lính và đã vinh dự nhận giải “Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư” tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ông Chương đã đặt chân trên đỉnh Fansipan sau khi chiến thắng ung thư tuyến yên

Dù biết bệnh tật không chừa một ai nhưng với tinh thần lạc quan chiến đấu với bệnh tật cùng với sự phát triển không ngừng của Y tế và khoa học mà không chỉ 2 trường hợp nêu trên mà 30% số ca ung thư được chữa khỏi và kéo dài tuổi thọ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng cân bằng kết hợp cùng những sản phẩm chức năng có thành phần và công dụng tăng cường sức đề kháng phòng ngừa ung thư cũng đang được áp dụng trong phòng chống và điều trị ung thư cho người cao tuổi. Bởi vì nguy cơ suy dinh dưỡng xảy ra trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa chất, tia xạ rất cao. Mỗi năm ở nước ta có khoảng 115.000 bệnh nhân chết do ung thư, trong đó có 80% bị sụt cân và 30% do suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, chế độ ăn giàu sản phẩm thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu giúp giảm nguy cơ ung thư. Ăn nhiều trái cây và rau củ dạng sinh tố là cách tăng cường thực phẩm thực vật, qua đó nâng cao khả năng phòng bệnh. Vì vậy, người lớn tuổi cần cung cấp bữa ăn đủ năng lượng, đủ dinh dưỡng và thường xuyên thay đổi các món ăn để đủ chất dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Không những vậy, cần cung cấp đủ nước để tránh mất nước và các bệnh tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy.

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu giúp giảm nguy cơ ung thư

Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng trên 208 bệnh nhân ung thư với chế độ dinh dưỡng 2 ly thực phẩm Dinh dưỡng Y học Leanmax Hope ở bữa phụ mỗi ngày trong 8 tuần để chứng minh vai trò của dinh dưỡng. Kết quả cho thấy ở các bệnh nhân này trung bình tăng cân 1,4 kg và tăng 1,2 kg khối lượng cơ, đồng thời sức khỏe của nhóm bệnh nhân này cũng được cải thiện sau khi can thiệp dinh dưỡng: giảm mệt mỏi, giảm đau, tăng khả năng vận động từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Để cho ra kết quả khả quan trong nghiên cứu này, sản phẩm Leanmax Hope có chứa năng lượng cao (474 kcal/ 100g bột) với thành phần dinh dưỡng cụ thể là BCAA, đạm Whey, chất béo MCT dễ hấp thu nhằm hỗ trợ hồi phục cân nặng, khối cơ cùng với chất xơ hòa tan FOS/Inulin, Vitamin nhóm B vốn là các chất giúp ăn ngon miệng, cải thiện tiêu hóa. Bên cạnh đó, Omega 3,6 cùng Antioxidant (vitamin A, C, E và Selen) trong sản phẩm là các chất được biết đến với công dụng giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi. Năm 2018, sản phẩm Leanmax Hope của Nutricare đã được công nhận là Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học.

Ngoài cung cấp đủ chất cho cơ thể, cũng cần duy trì lối sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, hạn chế rượu bia thuốc lá và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Bởi lẽ hoạt động thể chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng, giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu và xạ trị, đồng thời hỗ trợ phục hồi thể trạng sau điều trị. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội. Và chúng ta ai cũng biết rằng rượu bia và thuốc lá là tác nhân gây ung thư và làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị. Bỏ hút thuốc lá và hạn chế tối đa sử dụng rượu bia là điều cần thiết cho bệnh nhân ung thư. 

Chạy bộ là hoạt động thể chất phù hợp cho người lớn tuổi

Kết luận: Nâng cao nhận thức về ung thư ở người cao tuổi là yếu tố vô cùng quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Cộng đồng và đặc biệt gia đình cần quan tâm, chăm sóc và động viên người cao tuổi duy trì lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy nhớ rằng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là chìa khóa để chiến thắng căn bệnh ung thư.

Tài liệu tham khảo:

1.https://tuoitre.vn/who-the-gioi-se-co-35-trieu-ca-ung-thu-moi-nam-vao-2050-20240202120029693.htm

2.https://vnexpress.net/trieu-chung-canh-bao-ung-thu-o-nguoi-lon-tuoi-4565584.html

3.https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/tinh-hinh-ung – thu-tai-viet-nam 

4.https://tamanhhospital.vn/nguyen-nhan-gay-ung-thu/

5.https://asia-genomics.vn/di-truyen-trong-ung-thu/ung-thu/

6.https://www.cancer.gov/

7.https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-o-nguoi-cao-tuoi-nhung-van-de-tro-ngai-169210806221040202.htm

8.https://www.vinmec.com/vi/ung-buou-xa-tri/thong-tin-suc-khoe/ung-thu-o-nguoi-cao-tuoi/

9.Dũng, Hoàng Việt. “Phẫu thuật ung thư dạ dày ở người cao tuổi và các yếu tố tiên lượng.” Tạp chí Y học Việt Nam 526.1B (2023).

10.https://vnexpress.net/bi-quyet-giup-cu-102-tuoi-song-khoe-sau-khoi-ung-thu-4619047.html

11.https://dantri.com.vn/suc-khoe/chien-binh-truyen-cam-hung-chien-thang-ung-thu-cung-niem-tin-vao-khoa-hoc-20220725181517258.htm

12.https://dangcongsan.vn/y-te/neu-phat-hien-va-dieu-tri-som-30-ca-ung-thu-se-duoc-chua-khoi-42335.html

13.https://vtv.vn/viet-nam-hom-nay/30-benh-nhan-ung-thu-suy-kiet-vi-suy-dinh-duong-20190609181738859.htm

14.https://vnexpress.net/7-cong-thuc-sinh-to-giam-nguy-co-ung-thu-4730362.html

15.Đề tài cấp bộ: “Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất”. Ths. Nguyễn Thùy Linh, GS.TS Lê Thị Hương, 2020

Có thể bạn quan tâm

Dinh dưỡng cho người bệnh suy giáp

Cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp là phương pháp điều trị hiệu quả cho người mắc các...
Xem thêm

Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ

Thấp còi (stunting) là tình trạng suy giảm khả năng tăng trưởng và phát triển mà trẻ gặp phải do...
Xem thêm

Chiều cao vượt trội – Bắt đầu từ việc chiến thắng biếng ăn

Biếng ăn là vấn đề phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Quốc...
Xem thêm