Suy mòn, có ảnh hưởng xấu đến khả năng chống nhiễm trùng và khả năng chống chọi với các đợt điều trị bằng hóa chất hoặc xạ trị của bệnh nhân, từ đó tăng tỷ lệ tử vong. Để phòng chống suy mòn, người bệnh cần được can thiệp dinh dưỡng từ sớm với một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Suy mòn ung thư (hay còn gọi là suy kiệt – cachexia) được định nghĩa là một hội chứng được xác định bởi sự mất khối lượng cơ xương liên tục (có hoặc không mất khối lượng chất béo) và không thể đảo ngược hoàn toàn bằng hỗ trợ dinh dưỡng thông thường, từ đó dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan bộ phận cơ thể. Suy mòn được đặc trưng bởi sự cân bằng năng lượng và protein âm tính, nghĩa là năng lượng và đạm ăn vào ít hơn năng lượng và đạm bị tiêu hao.
Mức độ nghiêm trọng của suy mòn có thể được phân loại theo mức độ cạn kiệt năng lượng dự trữ và protein cơ thể (chỉ số khối cơ thể BMI), kết hợp với mức độ sụt cân liên tục. Hội chứng này có thể phát triển dần qua các giai đoạn khác nhau, được chia ra làm 3 mốc như sau:
Đánh giá để phân loại và quản lý lâm sàng hội chứng suy mòn có thể bao gồm các yếu tố như chán ăn hoặc giảm lượng thức ăn ăn vào, quá trình dị hóa, khối lượng và sức mạnh cơ bắp, suy giảm chức năng cơ thể và tâm lý xã hội.
Suy mòn là hệ quả của cả việc lượng ăn vào giảm và sự trao đổi chất bất thường ở giai đoạn tiến triển của ung thư. Sự phát triển của khối u làm thay đổi chuyển hóa và hấp thu đạm, đường, béo, làm tăng nhu cầu năng lượng cần cung cấp. Trong khi đó, nhiều người bệnh ung thư xuất hiện cảm giác chán ăn bởi tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị, làm thay đổi vị giác, khứu giác, buồn nôn và nôn, gây cảm giác no sớm. Thậm chí, chỉ riêng việc suy sụp hay quá lo lắng về tình trạng bệnh cũng khiến cho người bệnh không còn hứng thú với việc ăn uống. Chán ăn sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây suy dinh dưỡng và đẩy nhanh quá trình suy mòn2.
Suy mòn, có ảnh hưởng xấu đến khả năng chống nhiễm trùng và khả năng chống chọi với các đợt điều trị bằng hóa chất hoặc xạ trị của bệnh nhân, từ đó tăng tỷ lệ tử vong. Vì vậy, tình trạng này cần được phát hiện sớm và có phương án điều trị, phòng ngừa cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý từ giai đoạn sớm.
Một chế độ ăn uống không đầy đủ dẫn đến suy dinh dưỡng mãn tính, gây sụt cân, thiểu cơ và là tiền đề của hội chứng suy mòn. Để phòng chống vấn đề suy mòn, người bệnh cần được can thiệp dinh dưỡng từ sớm với một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Đáp ứng năng lượng: 25 – 30 kcal/kg thể trọng:
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu, người bệnh cần được cung cấp 25–30 kcal/kg thể trọng/ngày. Để duy trì trạng thái dinh dưỡng ổn định, chế độ ăn uống phải đáp ứng nhu cầu năng lượng của bệnh nhân, cân bằng với tổng năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi, hoạt động thể chất và sinh nhiệt. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ khó có thể ăn được một lượng lớn thức ăn như người bình thường, vì vậy một số lời khuyên như chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày, hạn chế uống nước trong khi ăn và ăn những món ăn yêu thích, đã được áp dụng với nhiều bệnh nhân ung thư.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng y học có đậm độ năng lượng cao đề bù vào nhu cầu năng lượng bị thiếu hụt. Những sản phẩm dạng lỏng có đậm độ năng lượng cao (100kcal/100ml) phù hợp với những bệnh nhân gặp các vấn đề về khó nuốt, mệt mỏi, chán ăn, bởi chỉ với một lượng dung dịch nhỏ thôi cũng đủ cung cấp năng lượng tương đương với một lượng thức ăn lớn hơn nhiều nhưng đậm độ năng lượng thấp.
Đáp ứng đạm: 1 – 1,5g/kg thể trọng/ngày
Người bệnh ung thư cần cung cấp đủ lượng protein để duy trì và tái tạo khối cơ nạc. Một nghiên cứu tổng hợp đã chỉ ra rằng việc bổ sung những thực phẩm bổ sung giàu đạm giúp cải thiện nhu cầu năng lượng và protein, hỗ trợ giảm các biến chứng của bệnh. Vì vậy, người bệnh có thể lựa chọn những thực phẩm giàu đạm để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo định nghĩa của FAO, những thực phẩm giàu đạm là những thực phẩm có đáp ứng: 9g đạm/100g thực phẩm rắn; hoặc 4,5g đạm/100ml thực phẩm lỏng; hoặc 4,5g đạm/100kcal năng lượng sản phẩm cung cấp; hoặc 9g đạm/khẩu phần.
Việc bổ sung protein còn cần được chú trọng không chỉ về số lượng mà còn về mặt chất lượng, ở đây là hàm lượng các loại axit amin thiết yếu và quan trọng cho khối cơ như các axit amin mạch nhánh BCAA (Branched chain amino acid). BCAA bao gồm 3 axit amin thiết yếu valine, leucine và iso-leucine. Người bệnh ung thư thường thiết hụt một lượng BCAA tương đối so với nhu cầu của cơ thể do mức độ chuyển hóa BCAA cao trong các khối u, dẫn đến cơ thể bị thiếu BCAA. Vì vậy người bệnh cần được bổ sung thêm BCAA để phòng ngừa và chống lại suy mòn do ung thư. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành về việc bổ sung BCAA ở bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân ung thư gan. Các nghiên cứu báo cáo rằng việc bổ sung BCAAs giúp tỷ lệ sống sót của người bệnh cao hơn, cũng như xảy ra ít biến chứng hơn ở bệnh nhân ung thư gan.
Bổ sung chất béo phù hợp
Đối với những người bệnh thiếu năng lượng, việc bổ sung chất béo, đặc biệt là những chất béo dễ hấp thu như chất béo MCT (Medium Chain Triglycerides) sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng nhanh chóng. Nếu như năng lượng trong 1g bột đường hay 1g protein là 4kcal thì năng lượng trong 1g chất béo là 9kcal. Đặc biệt khi sử dụng chất béo MCT, cơ thể sẽ hấp thu chất béo này nhanh hơn các chất béo mạch dài. Đặc điểm này có được nhờ cơ chế hấp thu nhanh từ ruột vào gan và không cần đợi dịch mật cắt nhỏ như đối với chất béo mạch dài mà có thể đi thẳng vào máu, từ đó MCT có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng ngay lập tức,.
Bên cạnh đó, những chất béo không bão hòa như omega 3 đã được chứng minh giúp hỗ trợ miễn dịch và cải thiện vị giác, trọng lượng cơ thể, tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật và tăng chất lượng cuộc sống ở những người bệnh ung thư trong tình trạng sụt cân,. Thậm chí, có nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ của dầu cá, một nguồn giàu omega 3, đối với chất độc tiết ra do quá trình hóa trị,.
Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất mặc dù chỉ chứa một lượng rất nhỏ nhưng chúng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh lý của cơ thể của cả những người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư. Một số vitamin và khoáng có vai trò đặc biệt quan trọng như Vitamin A, C, D, E và các khoáng chất như Kẽm, Đồng, Sắt, Selen cần được chú trọng bởi chúng tham gia vào hoạt động của các phản ứng miễn dịch. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất trực tiếp từ thức ăn là lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh không thể ăn đủ lượng thức ăn để cung cấp đủ vitamin và khoáng, người chăm sóc có thể cân nhắc cho người bệnh bổ sung vitamin khoáng chất từ những nguồn tổng hợp khác hoặc các thực phẩm được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Leanmax Hope là sản phẩm Dinh dưỡng Y học chuyên biệt cho người ung thư, đã được chứng minh lâm sàng, đưa vào chế độ ăn cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, bổ sung 2 ly sữa Leanmax Hope mỗi ngày sẽ giúp người bệnh ung thư tăng cân (trung bình 1,4kg), tăng cơ (trung bình 1,2kg) sau 8 tuần. Đồng thời, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt: Giảm tình trạng mệt mỏi, giảm đau; Tăng khả năng vận động; Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sản phẩm Leanmax Hope chứa năng lượng cao (474 kcal/ 100g bột) với thành phần dinh dưỡng như BCAA, đạm whey, chất béo MCT dễ hấp thu hỗ trợ hồi phục cân nặng, tăng khối cơ; Chất xơ hòa tan FOS/Inulin, Vitamin nhóm B và không chứa đường Lactose: Giúp ăn ngon miệng, cải thiện tiêu hóa; Omega 3,6 cùng Antioxidant (vitamin A, C, E và Selen): Giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi; Nano Curcumin, Arginine, Vitamin C: Hỗ trợ giảm viêm, nhanh lành vết mổ.
Năm 2018, dòng sản phẩm Leanmax trong đó có Leanmax Hope của Nutricare đã được công nhận là Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học. Leanmax Hope hiện đang được phân phối rộng rãi tại các bệnh viện trên toàn quốc, đặc biệt là hai bệnh viện đứng đầu cả nước về điều trị cho bệnh nhi ung thư bao gồm: bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) và bệnh viện Nhi đồng II (TP.Hồ Chí Minh), nhằm bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhi ung thư đang điều trị tại đây.
Suy mòn trong ung thư dẫn đến suy giảm chức năng các cơ quan và việc điều trị ung thư. Bổ sung Leanmax Hope và chế độ dinh dưỡng phù hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ hỗ trợ thúc đẩy quá trình đồng hóa, tăng khối nạc cơ thể, giảm nguy cơ sụt cân, tăng hiệu quả điều trị bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
|