
Khi bước vào tuổi “xế chiều”, cơ thể và sức khỏe có phần suy giảm thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người lớn tuổi rất cao. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi.
Theo kết quả điều tra quốc gia “Yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm” năm 2020, tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch chiếm 31%. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, 11% người từ 20 đến 40 tuổi mắc bệnh tim mạch, trong khi 37% người từ 40 đến 60 tuổi, 71% người từ 60 đến 80 tuổi và 85% người trên 80 tuổi mắc bệnh tim mạch.
Tuổi càng cao, nguy cơ biến cố tim mạch càng tăng. Tỷ lệ tăng huyết áp, suy tim sung huyết (CHF), bệnh động mạch vành (CAD), rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung tâm nhĩ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh van tim và đột quỵ là khoảng 40% ở những người từ 40 – 59 tuổi và 79 – 86% ở bệnh nhân trên 80 tuổi. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 82% tổng số ca tử vong ở bệnh nhân trên 65 tuổi.
Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc biến cố tim mạch càng cao (Ảnh: Istock)
Bệnh tim mạch (CVD) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Một số bệnh tim mạch bao gồm:
– Bệnh tim mạch vành (nhồi máu cơ tim): bệnh về mạch máu cung cấp cho cơ tim;
– Bệnh mạch máu não (đột quỵ): bệnh về mạch máu cung cấp cho não;
– Bệnh động mạch ngoại biên: bệnh về mạch máu cung cấp cho cánh tay và chân;
– Bệnh thấp khớp cấp: tổn thương cơ tim và van tim do sốt thấp khớp, do vi khuẩn liên cầu gây ra lúc còn trẻ;
– Bệnh tim bẩm sinh: dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động bình thường của tim do dị tật cấu trúc tim từ khi sinh ra;
– Huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi: cục máu đông trong tĩnh mạch chân, có thể bong ra và di chuyển đến tim và phổi.
Các dấu hiệu bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi gồm:
– Đau thắt ngực: là triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim, người bệnh có cảm giác như bị đè nặng hoặc đau nhói vùng ngực trước tim. Nhiều lúc có cảm giác nóng rát, tức ngực, gây cảm giác khó thở. Cơn đau thường lan tỏa xuyên qua lồng ngực ra phía sau, lên phía vai trái hoặc dọc cánh tay trái xuống ngón út.
– Rối loạn nhịp tim: nhịp đập của tim bình thường của người trưởng thành sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về tần số tim như quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhịp trên phút) hay nhịp không đều. Các xung điện điều khiển nhịp tim hoạt động bất thường khiến người bệnh hay bị hụt hơi, khó thở.
– Huyết áp cao: là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu trong động mạch và các mạch máu khác quá cao. Huyết áp cao, nếu không được kiểm soát, có thể ảnh hưởng đến tim và các cơ quan chính khác của cơ thể, bao gồm cả thận và não. Huyết áp cao thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng.
Có nhiều dấu hiệu bệnh lý tim mạch người cao tuổi cần lưu ý (Ảnh: ar.inspiredpencil)
Triệu chứng bệnh có thể xảy ra như:
– Cơ thể bị tích nước: mặt, bàn chân căng phù và có thể phù toàn thân. Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, ấn lõm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân trước, phù về buổi chiều nhiều hơn buổi sáng, kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Bệnh nhân nghỉ ngơi và áp dụng chế độ ăn nhạt có thể làm giảm bớt phù.
– Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
– Đau tức ngực: cảm giác bị đè nặng trong ngực.
– Ho dai dẳng, khò khè: khả năng bơm của tim không hiệu quả dẫn đến máu khó trở về tim, ứ lại ở phổi, gây tăng áp lực động mạch phổi. Ngoài ra, có thể một phần chất lỏng và máu rò rỉ vào các túi khí của phổi gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
– Đi tiểu đêm: người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do máu tĩnh mạch bị ứ lại gây phù và sự tái phân bố dịch vào ban đêm do bị suy tim sung huyết, cũng có khi do tác dụng của thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim.
– Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực, đập dồn dập.
– Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
– Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch ở người lớn tuổi là gì?
Tuổi tác là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển các bệnh tim mạch với nguy cơ tăng gấp ba lần sau mỗi thập kỷ của cuộc đời. Tuổi tác làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là do quá trình lão hóa. Lão hóa liên quan đến những thay đổi về đặc tính cơ học và cấu trúc của thành mạch, dẫn đến mất tính đàn hồi của động mạch và giảm độ giãn nở của động mạch và sau đó có thể dẫn đến bệnh động mạch vành.
Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các van tim, nhất là van động mạch chủ bị thoái hóa, không còn thực hiện chức năng tốt được nữa, dẫn đến các bệnh van tim. Tình trạng xơ vữa, biến đổi cấu trúc mạch máu, làm thành mạch dày lên còn lòng mạch hẹp lại, là nguyên nhân của đột quỵ.
Thêm vào đó, mạch máu của người cao tuổi cũng giảm độ mềm mại – đàn hồi cần thiết, là một trong những cơ chế gây bệnh tăng huyết áp, đồng thời, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Ngoài ra, khi bước vào giai đoạn tuổi già, sức khỏe và hệ thống miễn dịch suy giảm cũng tăng nguy cơ bị tất cả các bệnh nói chung cũng như bệnh tim mạch nói riêng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 80% các cơn đau tim và đột quỵ đều có thể phòng ngừa được. Phần lớn các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch là do các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì hoặc tiểu đường có thể được ngăn ngừa hoặc kiểm soát thông qua việc áp dụng các biện pháp sau:
– Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để duy trì một trái tim và hệ tuần hoàn khỏe mạnh bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm tươi và chưa qua chế biến, bao gồm trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và thực phẩm ít chất béo bão hòa, ít đường và muối.
Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch (Ảnh: Freepik)
– Luyện tập thể dục đều đặn để cải thiện và duy trì sức khỏe, điều hòa nhịp tim. Người lớn (18 – 65 tuổi) và người cao tuổi (65+) nên đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút hoạt động thể chất cường độ cao mỗi tuần. Hoạt động thể chất tích cực cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và kiểm soát cân nặng, cả hai đều là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
– Không sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc (chủ động và thụ động) có hại cho tim của bạn. Bỏ thuốc lá là món quà sức khỏe lớn nhất mà bạn có thể ban tặng cho trái tim mình và có lợi cho sức khỏe ngay lập tức và lâu dài, bao gồm cả việc sống lâu hơn đến 10 năm. Sau một năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc. Mười lăm năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim tương đương với người không hút thuốc.
Chăm sóc sức khỏe tim mạch bằng việc kết hợp chế độ luyện tập phù hợp (Ảnh: Freepik)
Xuất phát từ thực trạng bệnh tim mạch ở người cao tuổi tại Việt Nam, nhằm mang đến một giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh, Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ cùng công ty Nutricare đã cho ra đời dòng sản phẩm Nutricare Gold. Với ưu điểm bổ sung dưỡng chất Omega 3,6,9, Nutricare Gold hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tim mạch cho người lớn tuổi. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa 56 dưỡng chất với hệ đạm thực vật và đạm whey từ Mỹ, giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ duy trì cơ bắp, chuyển động trong khớp và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ngon. Bộ ba dưỡng chất hỗ trợ cơ xương khớp gồm Glucosamin, Canxi và HMB có trong Nutricare Gold cũng hỗ trợ xương chắc khỏe, tái tạo, bảo vệ khối cơ.
Bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi có thể được cải thiện và kiểm soát. Để có một sức khỏe tốt và một trái tim khỏe mạnh, người cao tuổi cần có một chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp và nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng để phát hiện sớm bệnh lý cũng như điều chỉnh yếu tố nguy cơ.
Tài liệu tham khảo:1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5408511/ 2. https://akjournals.com/view/journals/2066/4/2/article-p27.xml#B6 3. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cardiovascular-diseases-(cvds) 4. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/heart-rate/faq-20057979 5. https://www.cdc.gov/heartdisease/risk_factors.htm 6. https://diabetes.org/about-diabetes/complications/cardiovascular-disease 7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3819990/ 8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2563742/ 9. https://ncdalliance.org/cardiovascular-diseases-cv 10. https://tamanhhospital.vn/benh-tim-mach/ |