
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, và lớn nhất trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, lượng khoảng 20-25 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 – T1, phía trước có lớp da và cơ, phía sau giáp với khí quản.
Tuyến giáp có chức năng tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine (hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iod trong thành phần), hormon tri-iodo-thyronine (hay gọi là T3). Tác dụng của hormon tuyến giáp lên cơ thể người rất đa dạng, tác dụng đến quá trình chuyển hóa các chất (lipid, glucid, vitamin, điện giải,..), sự phát triển cơ thể, hệ thống tim mạch, cơ quan sinh dục, hệ thần kinh-cơ,… Thiếu hay thừa hormon tuyến giáp đều gây hậu quả đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Chính vì thế, các tác dụng của hormon tuyến giáp đối với cơ thể người là rất quan trọng, như là:
– Trong việc chuyển hoá tế bào, hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động của hầu hết các tế bào (trừ tế bào não, võng mạc, lách và phổi) mức chuyển hóa cơ thể có thể tăng 60-100% so với bình thường. Cụ thể ở việc tăng số lượng và kích thước của ty thể do đó làm tăng tổng năng lượng ATP, tăng vận chuyển ion qua màng tết bào (Na+, K+).
– Tác dụng lên chuyển hoá protein, lipid, glucid : Hormon giáp tác dụng lên hầu như tất cả các giai đoạn của quá trình chuyển hoá protein, lipid (cụ thê là lipid các mô dữ trữ, acid béo, cholesterol và lipoprotein), glucid, tăng glucose máu, bài tiết insulin.
– Ngoài ra, chúng còn tác dụng lên chuyển hoá vitamin và trao đổi chất. Hormon giáp làm tăng nồng độ và hoạt tính của nhiều enzym, vitamin, khi hormon tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin và ngược lại. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chuyển hóa điện giải ở người.
– Hormon tuyến giáp tác dụng lên mạch máu, lên nhịp tim và huyết áp. Khi cường giáp sẽ gây giãn mạch ở hầu hết các mô trong cơ thể, tim đập nhanh và huyết áp tâm thu tăng gây hồi hộp, mệt mỏi.
– Bên cạnh đó, hormon tuyến giáp cần thiết cho phát triển và duy trì hoạt động của não bộ và chức năng của các cơ. Nhược năng giáp gây tình trạng chậm chạp trong suy nghĩ. Ưu năng gây trạng thái căng thẳng, lo lắng và rối loạn tâm thần
– T3 và T4 cần cho sự phát triển của cơ quan sinh dục khi còn trẻ và sự hoạt động bình thường khi trưởng thành. Vì vậy, việc thiếu hormon giáp có thể mất dục tính hoàn toàn ở nam và gây đa kinh, băng kinh ở nữ.
– Hormon tuyến giáp tác dụng lên sự phát triển cơ thể chủ yếu thể hiện trong thời kì đang lớn của trẻ. Hormon giáp làm điều hòa và tăng tốc độ phát triển cơ thể, thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển não trong thời kỳ bào thai và trong vài năm đầu sau khi sinh.
Ngoài ra, trong khoảng trống giữa các nang tuyến giáp có thể tìm thấy các tế bào cận nang, chính các tế bào này tiết ra calcitonin, tham gia vào quá trình điều hòa chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Để tạo ra các hormon, tuyến giáp cần có iod, một nguyên tố có trong thực phẩm (phổ biến nhất là muối ăn) và nước. Iod của thức ăn được hấp thu từ đường tiêu hóa đi vào máu tương tự như clorua. Thông thường, hầu hết muối iod nhanh chóng được đào thải qua thận, nhưng chỉ khoảng 1/5 từ tuần hoàn máu vào tế bào tuyến giáp và được sử dụng để tổng hợp hormon tuyến giáp. Có quá ít hoặc quá nhiều iod trong cơ thể ảnh hưởng đến mức độ hormon tuyến giáp tạo và tiết ra, là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý tuyến giáp như suy giáp và cường giáp.
Vậy suy giáp và cường giáp là gì, giống và khác nhau như thế nào? Triệu chứng và các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân ra sao sẽ được làm rõ ngay bên dưới.
– Suy giáp: là tình trạng tuyến giáp giảm chức năng dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp T3 và T4 và giải phóng hormon tuyến giáp. Nguyên nhân chính gây nên vấn đề này có thể do khẩu phần ăn không chứa hoặc không cung cấp đủ iod (ít hơn 150 microgam iod mỗi ngày), cắt tuyến giáp, bẩm sinh, sử dụng các thuốc kháng giáp trạng, bệnh Hashimoto. Điều này dẫn đến thân nhiệt cơ thể giảm, mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, táo bón, tiểu ít, cơ thể chậm chạp, giam khả năng tuy duy, giảm trí nhớ, nhịp tim giảm, huyết áp thấp, suy giảm chức năng sinh dục,…
Trong một nghiên cứu được đăng trên hệ thống Springer Link (thuộc Springer Nature) vào tháng 9 năm 2019, công bố tỷ lệ mắc suy giáp ở châu Âu từ năm 1975 đến năm 2012 khoảng 5% dân số.
– Cường giáp: là hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất nhiều hormone giáp hơn nhu cầu của cơ thể và làm tăng nồng độ hormone giáp trong máu, hay gặp nhất là bệnh Basedow. Đây là bệnh tự miễn, được đặc trưng bởi cường chức năng tuyến giáp do các kháng thể kích thích tuyến giáp xuất hiện và lưu hành trong máu, do sử dụng quá nhiều Iod (nhiều hơn 500microgam/ ngày) trong khẩu phần ăn, bệnh bướu cổ đa nhân nhiễm độc, u tuyến độc, viêm tuyến giáp, viêm tuyến yên,… Các biểu hiện dễ thấy ở bệnh cường tuyến giáp này bao gồm: tăng thân nhiệt, giảm cân dù luôn đói và ăn nhiều đủ dinh dưỡng, khó ngủ, da nóng và ẩm, tăng tiết mồ hôi, sợ nóng, tiêu chảy, run cơ, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, dễ cáu gắt, nói nhiều, khó tập chung, có thể sờ thấy tuyến giáp to,…
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phần lớn xuất hiện ở độ tuổi từ 20 – 40. Tại Việt Nam thường gặp nhiều nhất ở tuổi 20 – 30 (chiếm tỉ lệ 31,8%).
Sự trái ngược thường gặp nhất giữa hai bệnh lý trên là liên quan đến nồng độ hormone tuyến giáp. Suy giáp làm giảm hormone tuyến giáp. Cường giáp làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp. Và như đã đề cập từ ban đầu, tuyến giáp ảnh hưởng đến hoạt động đến các tuyến sinh dục, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và tuần hoàn nên khi gặp vấn đề về tuyến giáp dù là cường giáp hay suy giáp đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cụ thể triệu chứng giống nhau như: cổ sưng to bất thường, cả người dễ mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục.
Theo nghiên cứu của Jean E.Mulder MD trên tạp chí Phòng khám y tế Bắc Mỹ đưa ra rằng rối loạn tuyến giáp xảy ra ở phụ nữ cao hơn nam giới do sự cấu tạo và bản chất của hệ miễn dịch cơ thể, đặc biệt cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố hơn nam giới. Tỷ lệ suy giáp ở phụ nữ 0,6 – 5,9% trong khi đó tỉ lệ này là 0,54 – 2,0% đối với bệnh lý cường giáp.
Thông thường, ở giai đoạn đầu cả hai bệnh lý suy giáp và cường giáp đều không gây ra các triệu chứng rõ ràng hoặc người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy để phòng tránh, người dân cần có thói quen thăm khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên như:
– Siêu âm tuyến giáp để quan sát hình ảnh bao gồm vị trí, kích thước các nhân tuyến giáp.
– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thông qua các thông số hormon kích thích tuyến giáp bao gồm: T3, T4, FT3, FT4, TSH.
– Kiểm tra độ tập trung iod.
– Xạ hình, sinh thiết tuyến giáp.
Bên cạnh đó, thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý bằng các biện pháp như:
– Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, tốt cho cơ và xương, chậm lại quá trình lão hóa đồng thời chất kích thích để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa không chỉ bệnh lý tuyến giáp mà các bệnh lý sức khỏe nói chung.
Theo một nghiên cứu can thiệp tại một trung tâm chăm sóc cấp ba ở vùng Bastar của Ấn Độ năm 2015 trên tổng số 20 bệnh nhân suy giáp nam được điều trị ở độ tuổi trung niên từ 30-40 được đánh giá chức năng tuyến giáp, trong đó 10 bệnh nhân thuộc nhóm tập thể dục thường xuyên và 10 bệnh nhân thuộc nhóm không tập thể dục. Huyết thanh TSH, T3 và T4 được phân tích vào cuối 3 tháng ở cả nhóm tập thể dục Huyết thanh TSH giảm đáng kể, T3 và T4 tăng rõ ở nhóm tập thể dục và ngược lại không có sự thay đổi ở nhóm không tập thể dục.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng chế độ ăn uống. Khoa học đã chứng minh 70% hệ thống tự miễn dịch được tìm thấy trong ruột hoặc mô bạch huyết liên quan đến ruột. Khi niêm mạc ruột bị viêm sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy điều này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh tuyến giáp. Để giúp kiểm soát tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, bao gồm: Trái cây, rau, đậu và các loại ngũ cốc, dầu ăn và chất béo lành mạnh (bao gồm dầu ô liu nguyên chất, dầu hạt cải hữu cơ, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu dừa, các loại hạt, bơ).
Tuy nhiên ngoài những điểm nêu trên thì sẽ có sự khác nhau ở chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân suy giáp và cường giáp, cụ thể:
– Bệnh nhân suy giáp tránh các thực phẩm: đậu nành, bắp cải, thức ăn chứa nhiều đường và cà phê. Bên cạnh đó cần bổ sung thực phẩm giàu iod như hải sản và các loại rau xanh đậm. Vì muối iod giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp. Tiên phong trong nghiên cứu, thương hiệu Nutricare cung cấp thực phẩm Dinh dưỡng Y học Leanpro Thyro – dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIMCARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện, đây thực sự là nguồn cung cấp dinh dưỡng đảm bảo và phù hợp Bệnh nhân suy giáp, bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân sau điều trị phóng xạ Iod.
– Liên quan đến chế độ dinh dưỡng: người bị cường giáp cần phải để ý đến khá nhiều vấn đề. Từ những thực phẩm nào nên ăn nhiều những thực phẩm nào cần tránh cũng phải nắm rõ vì như thế quá trình điều trị bệnh mới diễn ra nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, cần tránh đồ uống chứa cồn vì hạn chế hấp thu Canxi, các thực phẩm có chứa iod vì nó sẽ góp phần khiến cho tình trạng bệnh lý của bạn trở nên tồi tệ hơn. Song song với chế độ ăn uống, các chuyên gia Nutricare cũng đưa ra khuyến cáo bệnh nhân cường giáp nên sử dụng 2-3 ly/ngày với chế độ ăn bổ sung, dùng 7 ly/ngày với chế độ ăn hoàn toàn (40g pha với 180ml nước ấm) sản phẩm Leanpro Thyro LID giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho người trong chế độ ăn kiêng I-ốt. Hàm lượng Iod giảm 88% so với sản phẩm sữa thông thường khác, đáp ứng khuyến nghị của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ về chế độ ăn kiêng I-ốt cho bệnh nhân cường giáp, bệnh nhân trong quá trình điều trị Iod.
Bài viết này đề cập về tuyến giáp và các vấn đề liên quan, vậy, liệu có thể sống mà không có tuyến giáp không? Tuyến giáp không phải là một cơ quan có thể tự tái tạo nhưng con người vẫn có thể tồn tại mà không cần đến tuyến giáp. Nghiên cứu tiến hành trên 125 bệnh nhân chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tuyến giáp đã được phẫu thuật cắt tuyến giáp ≥ 6 tháng tại Bệnh viện đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2021 đến tháng 08/2021. Bệnh nhân hoàn thành bộ câu hỏi EORTC – C30 đánh giá CLCS tại thời điểm tái khám. Kết quả cho thấy điểm CLCS trung bình là: 91,76 ± 6,30 (trên thang điểm 0 – 100, 100 điểm là tốt nhất).
Sau khi cắt bỏ tuyến giáp, cần liên hệ với bác sĩ để đánh giá lại các xét nghiệm máu về chức năng tuyến giáp (xét nghiệm TSH đo mức hormon kích thích tuyến giáp). Lưu ý rằng có thể phải mất 6 – 8 tuần để xét nghiệm máu và tìm ra những thay đổi về hàm lượng hormon tuyến giáp sau khi cắt bỏ.
Suy giáp và cường giáp là những bệnh phổ biến. Mặc dù mỗi tình trạng có các triệu chứng và biến chứng khác nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và một số trường hợp có khả năng đe dọa đến tính mạng, nhưng hầu hết những người mắc bệnh tuyến giáp đều có thể kiểm soát tình trạng của mình bằng sự can thiệp của y học và chế độ ăn uống như bài viết đã đề cập. Đặc biệt, tuyến giáp là tuyến nội tiết giữ vai trò quan trọng nên việc tìm hiểu về cấu tạo, vị trí, biết được tuyến giáp tiết hormon gì, có chức năng ra sao, thường gặp phải các bệnh gì giúp bạn đọc có cho mình cái nhìn tổng quan, từ đó trang bị kiến thức và xây dựng được chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/tong-hop-nhung-hormon-chuyen-hoa-cua-tuyen-giap 2. Chiovato, Luca, Flavia Magri, and Allan Carlé. “Hypothyroidism in context: where we’ve been and where we’re going.” Advances in therapy 36 (2019): 47-58. 3.https://benhbuouco.info/bai-viet/thong-tin-benh/benh-basedow-o-nu-gioi-gay-nen-nhung-anh-huong-gi-xem-ngay-de-biet.html 4. Mulder, Jean E. “Thyroid disease in women.” Medical Clinics of North America 82.1 (1998): 103-125. 5. Bansal, Akash, et al. “The effect of regular physical exercise on the thyroid function of treated hypothyroid patients: An interventional study at a tertiary care center in Bastar region of India.” Archives of Medicine and Health Sciences 3.2 (2015): 244-246. 6. Nhung, Đậu Thị Hồng, and Hồ Thị Kim Thanh. “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú và thế nang sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.” Tạp chí Nghiên cứu Y học 151.3 (2022): 63-72. 8. https://tamanhhospital.vn/co-the-nguoi/tuyen-giap/ 9. Thủy, Nguyễn Hải, and Nguyễn Anh Vũ. “TIM VÀ SUY GIÁP.” 10. https://diag.vn/thongtinyte/cuong-giap-va-suy-giap/ 11. Quân, Đỗ Trung. “Cập nhật điều trị bướu nhân tuyến giáp lành tính.” Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology 13 (2014): 16-20. 12. Kahaly, George J., Christoph Kampmann, and Susanne Mohr-Kahaly. “Cardiovascular hemodynamics and exercise tolerance in thyroid disease.” Thyroid 12.6 (2002): 473-481. |