Điều trị suy dinh dưỡng đạm – năng lượng ở trẻ em

20/04/2023

Suy dinh dưỡng do thiếu đạm – năng lượng để lại nhiều hậu quả đối với thể chất và trí tuệ của trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các bước điều trị được khuyến nghị cho trẻ mắc bệnh lý này.

Suy dinh dưỡng đạm – năng lượng là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ em gây ra bởi sự thiếu hụt trầm trọng năng lượng, đạm và vi chất cung cấp cho cơ thể. Suy dinh dưỡng đạm – năng lượng có thể được biểu hiện dưới dạng nhẹ cân, thấp còi, gầy còm (thể teo đét Marasmus) hoặc suy dinh dưỡng thể phù (thể Kwashiorkor).

Suy dinh dưỡng đạm – năng lượng là tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ em do thiếu hụt năng lượng, đạm và vi chất cung cấp cho cơ thể (Ảnh: freepik.com)

Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ mà còn đẩy trẻ vào một vòng xoắn bệnh lý với những bệnh về nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, và thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ và khiến trẻ mắc nhiều bệnh về nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch (Ảnh: freepik.com)

Trẻ mắc suy dinh dưỡng năng lượng – đạm cấp tính bị suy nhược nghiêm trọng khi mất mỡ, mô dưới da và cơ trong cơ thể. Điều trị trẻ suy dinh dưỡng đạm – năng lượng gồm 3 giai đoạn chính: Điều trị ban đầu (Cấp tính), Phục hồi dinh dưỡng, và Duy trì.

Giai đoạn 1: Điều trị ban đầu (Cấp tính)

Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi trẻ được chẩn đoán và bắt đầu theo phác đồ điều trị cho đến khi điều kiện sức khỏe của trẻ dần ổn định, trẻ cũng dần cảm nhận được sự ngon miệng, thèm ăn. Trong giai đoạn này, các cán bộ chăm sóc trẻ cần điều trị và ngăn ngừa các vấn đề như hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, mất nước, mất cân bằng điện giải, nhiễm trùng, thiếu vitamin, sắt, suy tim…

Đặc biệt, việc bắt đầu cho trẻ ăn một lượng hợp lý là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng ở giai đoạn này vì đối với những trẻ suy dinh dưỡng cấp tính có nhiều vấn đề bệnh lý đi kèm sẽ không thể tiêu thụ một lượng protein, chất béo, và muối thông thường.

Lượng ăn hợp lý cho trẻ suy dinh dưỡng là yêu cầu quan trọng trong giai đoạn điều trị cấp tính (Ảnh: freepik.com)

Vì vậy ở giai đoạn này, WHO khuyến nghị sử dụng các sản phẩm sữa theo công thức F-75 (75 kcal/100 ml, 0.9 g protein/100 ml) với hàm lượng dinh dưỡng như sau:

KHUYẾN NGHỊ TỪ WHO
Thành phần Công thức F-75
Năng lượng 75 kcal (315 kJ)
Protein 0.9 g
Lactose 1.3 g
Kali 3.6mmol
Natri 0.6mmol
Magie 0.43mmol
Kẽm 2.0 mg
Đồng 0.25 mg
% năng lượng từ:
Protein 5%
Chất béo 32%
Nồng độ thẩm thấu 333mOsmol/l

Người chăm sóc cần đảm bảo trẻ ăn được ít nhất 80 kcal/kg thể trọng/ngày nhưng không quá 100 kcal/kg thể trọng/ngày. Khi trẻ ăn không đủ, các biểu mô tế bào sẽ tiếp tục phân hủy và trẻ sẽ tiếp tục suy mòn. Còn khi trẻ ăn quá 100 kcal/kg thể trọng/ngày, trẻ sẽ gặp các vấn đề về mất cân bằng chuyển hóa.

Trường hợp trẻ không chịu ăn thì trẻ cần được cho ăn qua ống xông mũi dạ dày, còn nếu trẻ có thể ăn uống được, người chăm sóc cần cho trẻ ăn mỗi 2, 3 hoặc 4 tiếng, cả ngày và đêm. Khi trẻ bị nôn trớ, lượng ăn và khoảng thời gian giữa các bữa cần phải giảm xuống.

Giai đoạn 2: Phục hồi dinh dưỡng với công thức F-100

Khi trẻ bắt đầu thèm ăn và ăn ngon miệng hơn, đồng thời các vấn đề sức khỏe ở giai đoạn 1 đã được khắc phục, người chăm sóc cho trẻ cần tiếp tục tăng đậm độ năng lượng, protein và các vi chất khác để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và tái xây dựng lại các mô đã mất. Đối với giai đoạn Phục hồi dinh dưỡng, WHO khuyến nghị sử dụng các sản phẩm sữa theo công thức F-100 (100 kcal/100 ml, 2.9 g protein/100 ml). Đây là chế phẩm điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng. F-100 có nghĩa là 100ml chế phẩm cung cấp tới 100kcal. Chế phẩm F-100 được nghiên cứu bởi các nhà khoa học và được đưa vào phác đồ điều trị chuẩn cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi có thể sử dụng sản phẩm đậm độ năng lượng, bổ sung dinh dưỡng dựa trên chế phẩm F100 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Đồng thời, có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bổ sung các vi chất dinh dưỡng khác nhằm góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng và tầm vóc của trẻ.

Trong công thức F-100 có chứa hàm lượng dinh dưỡng cụ thể như sau:

Thành phần Công thức F-100
Năng lượng 100 kcal (420 kJ)
Protein 2.9 g
Lactose 4.2 g
Kali 5.9mmol
Natri 1.9mmol
Magie 0.73mmol
Kẽm 2.3 mg
Đồng 0.25 mg
% năng lượng từ:
Protein 12%
Chất béo 53%
Nồng độ thẩm thấu 419mOsmol/l

Quá trình chuyển đổi cần diễn ra từ từ để tránh nguy cơ gây suy tim khi trẻ phải tiêu thụ một lượng thức ăn nhiều một cách đột ngột. Đầu tiên, người chăm sóc cần chuyển từ công thức F-75 sang F-100 với lượng thức ăn và khoảng cách giữa các bữa tương đương nhau trong ít nhất 2 ngày. Sau đó, người chăm sóc cần tăng mỗi bữa 10 ml cho đến khi trẻ không thể ăn thêm được nữa. Trong giai đoạn này, trẻ có thể tiêu thụ từ 150 – 220 kcal/kg thể trọng. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, trẻ có thể tăng 5 – 10 g/kg thể trọng ban đầu/ngày.
Người chăm sóc nên cho trẻ sử dụng F-100 đến khi cân nặng và chiều cao của trẻ đạt được mức SD -1 (90%) theo bảng giá trị tham chiếu trung bình của WHO.

Giai đoạn 3: Duy trì

Lúc này, tình hình dinh dưỡng của trẻ cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên người chăm sóc trẻ vẫn cần tiếp tục quan tâm, duy trì và phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng quay lại với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối[1].

Công thức F-100 – giải pháp dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân thấp còi Việt Nam theo khuyến nghị WHO

Tại Việt Nam, vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn là một thách thức không nhỏ. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc (2018-2020) do Bộ Y tế công bố tháng 4/2021, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6%, thể nhẹ cân là 19,9%. Như vậy, cứ khoảng 5 trẻ em dưới 5 tuổi, lại có 1 trẻ thấp còi hoặc nhẹ cân. Con số này đã được tính là có nhiều cải thiện, song tỷ lệ trẻ thấp còi nhẹ cân ở Việt Nam hiện vẫn đang xếp ở mức khá cao so với thế giới. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em chính là chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất dinh dưỡng.

Tình trạng mắc suy dinh dưỡng thấp còi khiến trẻ có nhiều nguy cơ gặp các bệnh nghiêm trọng về nhiễm khuẩn với hậu quả cao gấp 9-20 lần so với trẻ bình thường, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ và khả năng học tập của trẻ. Hơn nữa, bệnh tật kéo dài cũng khiến các chi phí gia đình, xã hội và quốc gia có sự dịch chuyển đi xuống đáng kể

Lý giải cho điều này, theo các chuyên gia, nguyên nhân lớn dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ Việt Nam là do khẩu phần ăn chưa cân đối, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về các chất dinh dưỡng quan trọng (như Đạm, Năng lượng, Kẽm, Canxi, Vitamin A, Vitamin D, Fe,…).

Khẩu phần ăn chưa cân đối, đầy đủ dinh dưỡng là một phần nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. (Ảnh: Freepik.com)

Chia sẻ thêm, các chuyên gia cho biết, với trẻ nhẹ cân thấp còi, cha mẹ có thể bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đáp ứng công thức Cao Năng Lượng 100 Kcal theo khuyến nghị của nhiều tổ chức y tế trên thế giới, đặc biệt Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đưa vào phác đồ điều trị chuẩn dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng về chiều cao, cân nặng như các trẻ bình thường khác. Cụ thể, trong tài liệu “Training course on the management of severe malnutrition” (Tập huấn điều trị suy dinh dưỡng nặng” do WHO ban hành năm 2002, công thức F-100 đã được khuyến nghị sử dụng trong giai đoạn phù hợp để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng nặng của trẻ.

Đặc biệt công thức Cao Năng Lượng 100 Kcal được nhiều chứng minh lâm sàng trên chính trẻ em suy dinh dưỡng khẳng định tính hiệu quả giúp trẻ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng phù hợp trong giai đoạn đầu đời. Kết quả chứng minh lâm sàng “Efficacy of F-100, diluted F-100, and infant formula as rehabilitation diet for infants aged < 6 months with severe acute malnutrition: a randomized clinical trial” (Hiệu quả sử dụng công thức F-100, F-100 pha loãng và sữa bột như chế độ ăn phục hồi cho trẻ <6 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng) cho thấy: công thức F100 có thể sử dụng an toàn cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng (Severe Acute Malnourished – SAM trong giai đoạn phục hồi. Đặc biệt, trẻ được cho ăn theo công thức F-100 có năng lượng hấp thụ cao hơn, tăng cân nhanh hơn và phục hồi nhanh hơn so với trẻ uống sữa công thức thông thường.

Các sản phẩm dinh dưỡng với công thức Cao Năng Lượng 100 Kcal kết hợp Vitamin, Khoáng Chất cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và tầm vóc của trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi hiệu quả.

Thấu hiểu những thách thức dinh dưỡng của trẻ em suy dinh dưỡng nhẹ cân thấp còi tại Việt Nam, Công ty CP Dinh dưỡng Nutricare đã dày công nghiên cứu và cho ra đời Nutricare Colos24h Grow Plus mới – là giải pháp dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân thấp còi theo khuyến nghị của WHO. Các chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare đã nghiên cứu và ứng dụng công thức Cao Năng Lượng 100 Kcal vào sản phẩm mới Nutricare Colos24h Grow Plus đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, hỗ trợ trẻ tăng cân cao khỏe.

Đặc biệt, Nutricare Colos24h Grow Plus mới còn bổ sung Sữa Non 24h nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ giúp tăng cường đề kháng, giảm ốm vặt và hỗ trợ giảm tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ. Bộ 3 Canxi, Vitamin D3 cùng 52 dưỡng chất thiết yếu cũng được bổ sung giúp tăng cân, tăng chiều cao và hỗ trợ phát triển trí não cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc đẩy mạnh ứng dụng các công thức được công nhận bởi Tổ chức quốc tế trong các sản phẩm dinh dưỡng, đồng thời vẫn phù hợp với đặc điểm thể trạng riêng biệt của trẻ em Việt Nam, sẽ là bàn đạp dinh dưỡng vững chắc để trẻ có cơ hội dễ dàng bổ sung đầy đủ dưỡng chất dù ở bất cứ khu vực hay địa phương nào trên cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ahmed, Tahmeed, M. Iqbal Hossain, Munirul Islam, A.M. Shamsir Ahmed, Farzana Afroze, and M. Jobayer Chisti. “Protein-Energy Malnutrition in Children.” Hunter’s Tropical Medicine and Emerging Infectious Diseases, January 1, 2020, 1034–41. https://doi.org/10.1016/B978-0-323-55512-8.00143-5.
  2. WHO. “Management of Severe Malnutrition: A Manual for Physicians and Other Senior Health Workers,” 1999.
  3. Trạm Y tế Phường 8. “Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay” April 9, 2019.
  4. Sở Y tế Thành phố Hà Nội. “Tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính ở Việt Nam khoảng 6-7%” June 10, 2020.
  5. Sở Y tế Thành phố Hà Nội. “Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi” April 16, 2021
Có thể bạn quan tâm

Khuyến nghị về vi chất dinh dưỡng của ESPEN

Trace elements and vitamins, named together micronutrients (MNs), are essential for human metabolism. Recent research has shown the importance of...
Xem thêm

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của...
Xem thêm

Kế hoạch ăn DASH: Mô hình ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống DASH từ lâu đã được đánh giá là một trong những chế độ ăn kiêng tiêu...
Xem thêm