Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả tuy nhiên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh bởi những tác dụng phụ do phương pháp này mang đến. Bởi vậy, sau quá trình xạ trị, thực đơn cho người bệnh phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện và duy trì sức khỏe tốt nhất. Dưới đây là bí quyết ăn uống lành mạnh trong quá trình điều trị ung thư bằng xạ trị có thể tham khảo.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị đối với bệnh nhân ung thư. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, hỗ trợ hồi phục sau điều trị, giảm thiểu các tác dụng phụ từ liệu pháp và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư:
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư (Ảnh: Freepik)
Ngăn ngừa ung thư tiến triển: Ung thư là sự tăng sinh tế bào mất kiểm soát do đột biến gen. Việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, chẳng hạn như tiêu thụ nhiều rau củ quả chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh có thể ức chế sự sinh sôi quá mức của tế bào ung thư, hạn chế tình trạng di căn của khối u sang các cơ quan khỏe mạnh khác và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.
Hỗ trợ quá trình phục hồi sau điều trị: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau khi bệnh nhân đã trải qua các liệu pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các liệu pháp khác. Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức mạnh và sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các biến chứng và tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể.
Giảm thiểu tác dụng phụ: Điều trị ung thư thường gây ra tác dụng phụ như mất khả năng ngửi, mất vị giác, khó nuốt, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và nôn trớ,… Một chế độ ăn uống tốt có thể giúp giảm bớt các tác dụng phụ từ liệu pháp sau hóa trị, phẫu thuật hoặc xạ trị. Đồng thời, một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp cải thiện tinh thần và tâm trạng của bệnh nhân, cũng như cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Để quá trình điều trị ung thư hiệu quả, bạn cần năm rõ 4 nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Chế độ ăn uống đa dạng, cân đối
Bệnh nhân ung thư cần cung cấp chế độ ăn uống đa dạng, cân đối (Ảnh: Freepik)
Chế độ ăn uống đa dạng, cân đối rất cần thiết cho bệnh nhân ung thư vì nó cung cấp một lượng đa dạng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, từ chất đạm (protein), chất đường bột, chất béo, vitamin, khoáng chất cho đến chất xơ. Các thành phần này hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe toàn diện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thực đơn của bệnh nhân ung thư nên tăng cường các nhóm thực phẩm cần thiết như:
Chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ
Bệnh nhân khi điều trị ung thư thường có các triệu chứng như nhạt miệng, chán ăn, buồn nôn, khó nuốt,…Bên cạnh đó, một trong những triệu chứng thứ cấp phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 94% bệnh nhân ung thư là tình trạng “ăn nhanh no”.Vậy nên, bệnh nhân nên chia khẩu phần ăn thành 5-6 thậm chí 7 cữ nếu cần, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn như vậy sẽ giúp người bệnh ăn uống, tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn.
Không nên kiêng khem quá mức
Bệnh nhân ung thư không nên ăn uống kiêng khem quá mức vì khi bị ung thư, cơ thể cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn để tăng cường hệ miễn dịch chiến đấu với bệnh tật. Do đó, việc bệnh nhân ăn uống kiêng khem quá mức có thể dẫn đến thiếu hụt năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng, gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, làm giảm khả năng phục hồi của người bệnh. Đặc biệt, nó cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư.
Bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều cách
Khi tình trạng ăn uống theo phương pháp truyền thống của bệnh nhân ung thư diễn tiến quá khó khăn, các bác sĩ có thể chỉ định bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
Dưới đây là tháp chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (World Cancer Research Fund) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (American Institute for Cancer Research).
Theo nghiên cứu từ Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (World Cancer Research Fund) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (American Institute for Cancer Research), tháp dinh dưỡng hàng ngày dành cho bệnh nhân ung thư gồm có 7 tầng:
Tầng | Tổng hàm lượng tiêu thụ trong 1 ngày | Số khẩu phần chia đều trong 1 ngày |
1. Nước | – 1.5 – 2 lít nước | 1 |
2. Rau củ quả | – 200g rau củ
– 80 rau salad các loại – 150g trái cây tươi |
1 |
3. Ngũ cốc chứa nhiều tinh bột phức hợp | – 150g bánh mì nguyên cám
– 240g gạo lứt hoặc mì ống |
3 |
4. Chất béo | – 20 – 30 ml dầu ô-liu nguyên chất | 1 |
5. Vitamin & khoáng chất | – 30g các loại hạt
– 125ml sữa chua |
1 |
6. Đạm | – 150g phi lê cá
– 100g các loại đậu tươi hoặc 30g đậu sấy khô |
4 |
– 120g trứng
– 200g phô mai tươi – 200g thịt trắng |
2 | |
7. Thực phẩm nên hạn chế | – 100g thịt đỏ
– 50g thịt chế biến sẵn |
Chỉ ăn 1 lần / tuần |
– 100g bánh kẹo ngọt | Chỉ ăn 2 – 3 tuần / lần |
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của quá trình điều trị: trước, trong và sau điều trị. Dưới đây là một phác thảo chung về chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn:
Chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị ((Ảnh: Freepik)
Trước khi điều trị
Chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư rất quan trọng để chuẩn bị cơ thể và cải thiện khả năng phục hồi sau điều trị. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư:
Trong điều trị
Sau điều trị
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư cần được thiết kế cẩn thận để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư.
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Cân nhắc các lựa chọn thực phẩm:
Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong ngày để giảm cảm giác no quá mức và giúp cơ thể của bệnh nhân hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Uống đủ nước: Duy trì cơ thể được hydrat hóa bằng cách uống đủ nước, nước trái cây không đường, và các loại nước khác để giúp giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ các chức năng khác sau khi phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Chú ý đến vấn đề tiêu hóa:
Hạn chế tiêu thụ rượu và thuốc lá:
Tránh tiêu thụ rượu và hạn chế thuốc lá vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tái phát hoặc phát triển ung thư.
Theo dõi cân nặng
Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân, theo dõi cân nặng và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để duy trì cân nặng ổn định nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể của bản thân.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2770876/ 2.https://www.cancer.net/survivorship/healthy-living/nutrition-recommendations-during-and-after-treatment 3.https://tamanhhospital.vn/dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu/ 4.https://suckhoedoisong.vn/hieu-dung-ve-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-16922120909380505.https://tytphuong13q10.medinet.gov.vn/quan-ly-benh-man-tinh-khong-lay/nguyen-tac-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-c11493-89417.aspx 6.https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/thap-che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu/ 7. https://www.ncis.com.sg/Cancer-Information/Pages/Nutrition-for-Cancer-Patients.aspx 8.https://suckhoedoisong.vn/vai-tro-quan-trong-cua-dinh-duong-voi-benh-nhan-ung-thu |