Táo bón – Mối nguy tiềm tàng gây suy dinh dưỡng

31/07/2023

Táo bón ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến 0,7% đến 29,6% trẻ em trên toàn thế giới. Táo bón không chỉ đơn thuần là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tầm vóc của trẻ. Phát hiện và xử lý kịp thời táo bón chính là điều kiện quan trọng để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Mối quan hệ giữa táo bón và suy dinh dưỡng

Theo Viện Y Tế Quốc Gia của Mỹ National Institute of Health (NIH), táo bón là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên (dưới 2 – 3 lần/tuần), phân cứng, khô hoặc vón cục, đại tiện khó khăn, đau rát khi đi đại tiện, đại tiện không hết phân . Ở trẻ em, số lần đại tiện bình thường trong ngày thay đổi theo từng giai đoạn: Ở trẻ sơ sinh là khoảng 3-4 lần/ngày; Trẻ mới biết đi khoảng 2-3 lần/ngày; và từ 4 tuổi trở đi, số lần đi tiêu hàng ngày của trẻ là khoảng 1-2 lần cho đến lúc trưởng thành. Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón có thể có những triệu chứng như sau:

– Đi đại tiện ít hơn 2 lần/tuần

– Phân cứng, khô hoặc vón cục

– Đi đại tiện khó khăn hoặc gây đau đớn

– Khi trẻ nói với bạn rằng phân chưa đi hết

– Thay đổi tư thế để tránh hoặc trì hoãn việc đi đại tiện, bao gồm: kiễng chân, siết chặt mông, thực hiện những động tác khác thường tựa như khiêu vũ

– Chướng bụng, đầy hơi

– Đổ mồ hôi trộm ban ngày hoặc ban đêm

– Són phân giống như tiêu chảy

Nguyên nhân của chứng táo bón ở trẻ em có thể đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc những bất thường về tâm lý của trẻ nhỏ và cả. Một chế độ ăn ít chất xơ, ít rau củ quả, uống không đủ nước là nguyên nhân chính khiến trẻ gặp khó khăn khi đại tiện. Từ những lần đi đại tiện khó và đau rát, nhiều trẻ sẽ có xu hướng nhịn đại tiện, Ngoài ra, có một số vấn đề khác về tâm lý, thói quen của trẻ, ví dụ như căng thẳng khi tập ngồi bô, cảm thấy xấu hổ khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, không muốn làm gián đoạn giờ chơi… 

Khi phân lưu lại quá lâu trong đại tràng, đại tràng sẽ hấp thụ quá nhiều chất lỏng từ phân. Khi đó phân trở nên cứng, khô và khó đi đại tiện. Nếu trẻ càng tránh hoặc trì hoãn việc đi đại tiện, trẻ có thể bị ứ phân và có những triệu chứng nặng hơn như chảy máu trực tràng, máu trong phân, đầy hơi đau liên tục ở bụng dưới, nôn trớ, và đặc biệt là sụt cân.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa táo bón và chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Một nghiên cứu tại Hà Lan của Tharner và các cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa chứng biếng ăn và táo bón. Biếng ăn và táo bón trở thành một vòng luẩn quẩn khi trẻ táo bón bị trướng bụng, đầy hơi thì sẽ dẫn đến chán ăn, khảnh ăn, đầy bụng, khó tiêu, kém hấp thu dưỡng chất, và ngược lại trẻ biếng ăn, lười ăn các loại rau củ quả thì sẽ có nhiều nguy cơ đi đại tiện phân cứng, gây táo bón và thiếu vi chất.

Táo bón và chứng biếng ăn ở trẻ có mối liên hệ mật thiết. (Ảnh: Freepik)

Cả táo bón và chứng biếng ăn đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và tốc độ phát triển của trẻ. Một nghiên cứu của H. Chao và các cộng sự đã nghiên cứu tính hiệu quả của việc điều trị táo bón đối với chứng biếng ăn và sự phát triển của trẻ nhỏ. Kết quả cho thấy sau 12 tuần điều trị táo bón, hơn 50% trẻ biếng ăn đã ăn ngon miệng hơn và sau 24 tuần, đã tỷ lệ trẻ ăn ngon miệng là 70%. Bên cạnh đó, các chỉ số về chiều cao, cân nặng, BMI của trẻ cũng có sự cải thiện rõ rệt sau 12 tuần điều trị.

Có thể thấy, việc phát hiện và can thiệp, điều trị kịp thời chứng táo bón ở trẻ nhỏ là vô cùng cấp thiết để phòng ngừa suy dinh dưỡng và đảm bảo đà tăng trưởng của trẻ. Vậy, có những cách nào để giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ?

Các phương pháp điều trị táo bón được sử dụng hiện nay

Phương pháp điều trị bằng thuốc: Trong nhiều trường hợp, điều trị táo bón bằng thuốc xổ, thuốc nhuận tràng là phương pháp nhanh nhất để xử lý tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn nếu không được kiểm soát cẩn thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc xổ làm phá vỡ cân bằng vi sinh đường ruột tạm thời, gây mất nước, mất cân bằng điện giải nghiêm trọng khi sử dụng thuốc xổ không theo chỉ định của bác sĩ, hoặc thậm chí là gây nhiễm trùng và viêm đường ruột. Như vậy, việc sử dụng phương pháp điều trị táo bón bằng thuốc cần phải được tham vấn bởi bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn ở trẻ nhỏ.

Các phương phương pháp điều trị không dùng thuốc:

– Tạo thói quen đi cầu cho trẻ đúng cách: Thay đổi hành vi đi cầu của trẻ có thể giúp điều trị táo bón. Nếu trẻ đã được tập ngồi bô, người chăm sóc trẻ có thể tập thói quen đi vệ sinh sau bữa ăn cho trẻ để hình thành thói quen, khen thưởng trẻ khi chúng đi vệ sinh đúng cách.

– Tăng cường hoạt động thể chất: Tăng cường hoạt động thể chất có ảnh hưởng tốt đối với nhu động ruột của trẻ. Người chăm sóc có thể tham khảo bài tập cơ sàn chậu đã được chứng minh có hiệu quả rõ rệt ở trẻ bị táo bón bởi Farahmand và các cộng sự. Bài tập cần được thực hiện 2 lần/ngày, kéo dài 8 tuần, bao gồm việc bước đi ở tư thế nửa ngồi (ngồi xổm) trong 5 phút. Thời gian tập thể dục được tăng lên 5 phút mỗi tuần trong hai tuần liên tiếp và giữ nguyên trong sáu tuần tiếp theo. Người chăm sóc trẻ có thể dùng đồ chơi làm phần thưởng cho trẻ sau những bài tập này.

Tăng cường hoạt động thể chất có ảnh hưởng tốt đối với nhu động ruột của trẻ. (Ảnh: Freepik)

– Uống đủ nước: Việc cung cấp đủ nước cho trẻ sẽ giúp phân mềm hơn, từ đó giúp phân dễ dàng di chuyển ra ngoài hơn. Trẻ có thể được bổ sung nước từ những nguồn thực phẩm như hoa quả, cháo, súp hoặc nước hoa quả.

– Bổ sung đủ chất xơ: Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ khả năng tiêu hóa. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, trẻ từ 1 – 10 tuổi cần được bổ sung từ 19 – 28 g chất xơ/ngày để hỗ trợ tiêu hóa.

– Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ tiêu hóa: Prebiotics và Probiotics

Probiotics hay còn gọi là lợi khuẩn đã được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO) định nghĩa là các vi sinh vật sống mà khi được sử dụng với số lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Còn theo Hiệp hội khoa học quốc tế (ISAPP), probiotics là những vi sinh vật vật vô tri vô giác có chứa các thành phần mang lại lợi ích cho sức khỏe. Những vi sinh vật này bao gồm chủ yếu là vi khuẩn nhưng cũng bao gồm cả nấm men và chúng hiện diện tự nhiên trong thực phẩm lên men, hoặc có thể được thêm vào các sản phẩm thực phẩm có sẵn khác dưới dạng thực phẩm bổ sung. Trong đó, Postbiotics là những sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất probiotics hay còn gọi là quá trình lên men vi khuẩn probiotics. Lợi khuẩn Postbiotics là một trong những giải pháp hàng đầu trên thế giới, mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh ở trẻ nhỏ. Lợi khuẩn Postbiotics LBiome chứa các tế bào Lactobacillus LB bất hoạt hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, được khuyến nghị bởi Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu, an toàn cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên. Trong hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhỏ, lợi khuẩn Postbiotics LBiome tác động trực tiếp lên hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời ức chế hoạt động của các hại khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên trong cơ thể. Với nhiều nghiên cứu khoa học đã được chứng minh, lợi khuẩn Postbiotics LBiome có tác động mạnh mẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp và rối loạn tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Bổ sung lợi khuẩn Postbiotics thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ một cách từ từ, hợp lý là một trong những cách dễ dàng nhất để tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Cùng với đó, sử dụng các sản phẩm có bổ sung lợi khuẩn Postbiotics như sữa chua uống Metacare 1 tỷ lợi khuẩn Postbiotics LBiome có tác dụng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Nhờ đó, trẻ được tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Mặt khác, chất xơ prebiotics chính là chất nền (hay còn gọi là thức ăn) để các loại lợi khuẩn sử dụng một cách có chọn lọc, góp phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vật chủ. Chúng thường là những carbohydrate phức tạp (chẳng hạn như inulin và các fructo-oligosacarit FOS khác) mà vi sinh vật trong đường tiêu hóa sử dụng làm nguyên liệu để trao đổi chất.

Prebiotics và Probiotics hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. (Ảnh: thebodybuildingdietitian)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng men vi sinh làm giảm táo bón ở trẻ em. Đánh giá của 6 nghiên cứu cho thấy dùng men vi sinh trong 3–12 tuần làm tăng tần suất đi tiểu ở trẻ bị táo bón, trong khi một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 48 trẻ cho thấy việc bổ sung men vi sinh này giúp cải thiện tần suất và tính nhất quán của nhu động ruột . Tuy nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón. các chủng vi khuẩn sau đây, đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện độ chất lượng phân : Bifidobacteria lactis; Lactobacillus plantarum; Streptococcus thermophilus; Lactobacillus reuteri; Bifidobacteria longum. Mặc dù không có liều lượng khuyến nghị cụ thể cho những lợi khuẩn này, nhưng hầu hết các gói bổ sung lợi khuẩn đều chứa từ 1–10 tỷ CFU trên mỗi khẩu phần. Chúng ta có thể bổ sung các vi khuẩn có lợi này cùng nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác từ những thực phẩm lên men như kim chi, kombucha, kefir, natto, tempeh và dưa cải bắp.

Một số chất xơ prebiotics cũng góp phần vào việc giảm tình trạng táo bón. Ví dụ như chất xơ Inulin giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Một nghiên cứu của Micka vào nào 2016 trên đối tượng người bị táo bón cho thấy rằng dùng 0,4 ounce (12 gam) inulin từ rau diếp xoăn mỗi ngày có thể làm tăng tần suất phân và độ mềm của phân. Một số thực phẩm giúp bổ sung prebiotic gồm có: rau diếp xoăn, atiso, măng tây hoặc một số thực phẩm bổ sung có chứa FOS, GOS hoặc Inulin – những lại prebiotics hữu hiệu cho đường ruột.

Kết luận

Táo bón lâu ngày sẽ khiến trẻ đau đớn, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và kìm hãm tốc độ phát triển của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết và có những can thiệp kịp thời để đẩy lùi tình trạng táo bón là vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng trẻ lớn khôn.

Tài liệu tham khảo:

  1.  Rajindrajith S, Devanarayana NM. Constipation in children: novel insight into epidemiology, pathophysiology and management. J Neurogastroenterol Motil. 2011 Jan;17(1):35-47. doi: 10.5056/jnm.2011.17.1.35. Epub 2011 Jan 26. PMID: 21369490; PMCID: PMC3042216.
  2.  Jani B, Marsicano E. Constipation: Evaluation and Management. Mo Med. 2018 May-Jun;115(3):236-240. PMID: 30228729; PMCID: PMC6140151.
  3.  https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/constipation/definition-facts 
  4.  Recent advances in chronic constipation. Walia R, Mahajan L, Steffen R. Curr Opin Pediatr. 2009;21:661–666.
  5.  Tharner A, Jansen PW, Kiefte-de Jong JC, Moll HA, van der Ende J, Jaddoe VW, Hofman A, Tiemeier H, Franco OH. Toward an operative diagnosis of fussy/picky eating: a latent profile approach in a population-based cohort. Int J Behav Nutr Phys Act. 2014 Feb 10;11:14. doi: 10.1186/1479-5868-11-14. PMID: 24512388; PMCID: PMC3922255.
  6.  Chao, HC., Chen, SY., Chen, CC. et al. The Impact of Constipation on Growth in Children. Pediatr Res 64, 308–311 (2008). https://doi.org/10.1203/PDR.0b013e31817995aa
  7.  O’Brien CL, Allison GE, Grimpen F, Pavli P. Impact of colonoscopy bowel preparation on intestinal microbiota. PLoS One. 2013 May 1;8(5):e62815. doi: 10.1371/journal.pone.0062815. PMID: 23650530; PMCID: PMC3641102.
  8.  Norlela S, Izham C, Khalid BA. Colonic irrigation-induced hyponatremia. Malays J Pathol. 2004 Dec;26(2):117-8. PMID: 16329564.
  9.  Pawar D, Calara A, Jacob R, Beck N, Peiris AN. Hydrogen Peroxide Induced Colitis: A Case Report and Literature Review. Case Rep Gastrointest Med. 2017;2017:6432063. doi: 10.1155/2017/6432063. Epub 2017 Dec 25. PMID: 29435375; PMCID: PMC5757093.
  10.  Farahmand F, Abedi A, Esmaeili-Dooki MR, Jalilian R, Tabari SM. Pelvic Floor Muscle Exercise for Paediatric Functional Constipation. J Clin Diagn Res. 2015 Jun;9(6):SC16-7. doi: 10.7860/JCDR/2015/12726.6036. Epub 2015 Jun 1. PMID: 26284199; PMCID: PMC4525569.
  11.  Salminen, S., Collado, M.C., Endo, A. et al. The International Scientific Association of Probiotics and Prebiotics (ISAPP) consensus statement on the definition and scope of postbiotics. Nat Rev Gastroenterol Hepatol 18, 649–667 (2021).
  12.  Sadeghzadeh M, Rabieefar A, Khoshnevisasl P, Mousavinasab N, Eftekhari K. The effect of probiotics on childhood constipation: a randomized controlled double blind clinical trial. Int J Pediatr. 2014;2014:937212. doi: 10.1155/2014/937212. Epub 2014 Apr 9. PMID: 24812563; PMCID: PMC4000641.
  13.  Huang R, Hu J. Positive Effect of Probiotics on Constipation in Children: A Systematic Review and Meta-Analysis of Six Randomized Controlled Trials. Front Cell Infect Microbiol. 2017 Apr 28;7:153. doi: 10.3389/fcimb.2017.00153. PMID: 28503492; PMCID: PMC5408016.
  14. Wojtyniak K, Szajewska H. Systematic review: probiotics for functional constipation in children. Eur J Pediatr. 2017 Sep;176(9):1155-1162. doi: 10.1007/s00431-017-2972-2. Epub 2017 Aug 1. PMID: 28762070; PMCID: PMC5563334.
  15.  Micka A, Siepelmeyer A, Holz A, Theis S, Schön C. Effect of consumption of chicory inulin on bowel function in healthy subjects with constipation: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Int J Food Sci Nutr. 2017 Feb;68(1):82-89. doi: 10.1080/09637486.2016.1212819. Epub 2016 Aug 5. PMID: 27492975.
Có thể bạn quan tâm

Giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ em

Hệ miễn dịch thụ động của trẻ được xây dựng thông qua việc nhận kháng thể từ mẹ trong 3...
Xem thêm

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe : Mối liên hệ giữa đường ruột và các cơ quan trong cơ thể

Xem tài liệu ở đây: Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe Mối liên...
Xem thêm

Chế độ ăn kiêng I-ốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp điều trị bằng I-ốt phóng xạ

Thực hành chế độ ăn kiêng I-ốt trong vòng 2 tuần trước khi điều trị u tuyến giáp bằng I-ốt...
Xem thêm