Tiêu hóa kém – ngọn nguồn của biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ

07/10/2024

Tiêu hóa kém là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Tiêu hóa kém có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và phát triển của trẻ.

1.  Tiêu hóa kém là gì

Tiêu hóa là quá trình phân giải các phân tử thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu, từ đó nuôi dưỡng tế bào và duy trì sự sống của cơ thể. Quá trình này bắt đầu từ miệng, nơi thức ăn được nghiền nhỏ, trộn lẫn với nước bọt, sau đó tới dạ dày và ruột. Tại đây, các enzyme và dịch tiêu hóa tiếp tục phân giải thức ăn, tạo ra các dưỡng chất cần thiết. Những chất này được vận chuyển qua máu đến các cơ, mô, và các cơ quan khác để xây dựng, phát triển và duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Khi hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, quá trình phân giải thức ăn diễn ra suôn sẻ, giúp cơ thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, nếu một số bộ phận của hệ tiêu hóa gặp trục trặc, việc chuyển hóa thức ăn có thể bị chậm lại, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém. Khi đó, mặc dù  thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, sức khỏe suy giảm, hệ miễn dịch yếu và trẻ dễ mắc bệnh.

Tiêu hoá kém có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như các bệnh lý kèm theo.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tiêu hoá kém ở trẻ:

– Tiêu chảy: là tình trạng trẻ đi đại tiện phân lỏng, nhiều nước, đôi khi có lổn nhổn các hạt thức ăn chưa được tiêu hoá hết, đi phân sống, có mùi tanh. Trẻ được xem là bị tiêu chảy khi trong phân có nhiều nước hơn bình thường, hoặc đi tiêu trên 3 lần/ngày. Hàng năm, trên thế giới có đến khoảng từ 1,5 – 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do mắc bệnh này.

– Táo bón: đây là một trong những “bệnh lý” thường gặp, báo hiệu hệ tiêu hóa trẻ không khỏe mạnh do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước. Táo bón là việc trẻ gặp khó khăn trong việc đi cầu với các biểu hiện: tiêu không thường xuyên (ít hơn 3 lần/tuần) hoặc đau đớn, khó chịu trong lúc đi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây lên một số biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của trẻ.

– Rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ tiêu hóa của trẻ bị vi khuẩn, virus tấn công, nấm, ký sinh trùng xâm nhập nhưng vi khuẩn có lợi trong đường ruột lại chưa đủ mạnh để có thể bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh. Trẻ mắc rối loạn tiêu hóa sẽ có một số triệu chứng bất thường như: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn…

2. Hệ quả của việc tiêu hóa kém ở trẻ

Tiêu hóa kém không chỉ khiến trẻ chậm tăng cân, sụt cân mà còn gây ra nhiều biểu hiện khác như mệt mỏi, uể oải, chán ăn… Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí là suy dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ như:

– Trẻ hấp thu kém: trẻ không tăng cân hoặc không phát triển chiều cao mặc dù đã ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng trong một thời gian dài. Trẻ thậm chí còn có thể bị sụt cân và suy dinh dưỡng do cơ thể trẻ không thể hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào máu.

– Trẻ biếng ăn: trẻ mất cảm giác thèm ăn, không hấp thu đủ lượng thức ăn theo nhu cầu của cơ thể. Biếng ăn đi kèm với chậm tăng cân sẽ khiến trẻ phát triển kém về thể chất. Hậu quả dễ nhìn thấy nhất là trẻ còi cọc, thấp bé, nhẹ cân hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tình trạng này còn đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ đang ở trong giai đoạn từ 1-3 tuổi. Bởi đây là thời kỳ trẻ phát triển nhanh và cần cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu nhất. Ngoài ra, khi trẻ bị thiếu chất và thấp còi sẽ kéo theo khả năng đề kháng bị suy giảm. Lúc này, cơ thể của trẻ không đủ sức để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Nguy hiểm hơn, với những trẻ thấp còi, thời gian bị bệnh cũng sẽ kéo dài hơn so với bình thường. 

– Trí não của trẻ bị ảnh hưởng: trẻ có biểu hiện qua chậm chạp lờ đờ, kém linh hoạt hơn so với những đứa trẻ khác kéo dài trong một khoảng thời gian. Tiêu hóa kém khiến trẻ nhỏ bị hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như: DHA, ARA… từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não toàn diện. Do đó, khả năng giao tiếp xã hội, xử lý tình huống, phản xạ của trẻ cũng sẽ chậm hơn, năng lực học hỏi và tiếp thu kiến thức cũng bị tác động không nhỏ. Không chỉ vậy, do ăn ít, thiếu vi chất dinh dưỡng nên trẻ cũng có thể mắc một số bệnh như: niêm mạc nhợt do thiếu máu thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitamin A, còi xương do thiếu canxi…

Tiêu hóa kém là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn

3. Các phương pháp cải thiện tình trạng tiêu hóa để trẻ hay ăn, chóng lớn

Trẻ biếng ăn, chậm lớn là nỗi ám ảnh của hầu hết các gia đình. Tình trạng này kéo dài khiến các bậc phụ huynh gặp stress và cảm thấy mệt mỏi trong quá trình nuôi dạy con mình. Để giúp cải thiện điều này, dưới đây là một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng hỗ trợ trẻ mau ăn chóng lớn:

– Đầu tiên, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn phù hợp, khoa học và lành mạnh, thông qua việc đảm bảo các yếu tố: cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, phân chia bữa ăn hợp lý, đồng thời bổ sung năng lượng và hạn chế các thức ăn không tốt như đồ ăn vặt, nước ngọt, nước có gas. Chế độ ăn của trẻ cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Cùng với đó, cha mẹ nên chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính, việc này sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn hơn.

Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ bằng cách cân bằng các nhóm dưỡng chất trong thực đơn

– Thứ hai, cha mẹ có thể cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách bổ sung các vi chất tốt như: chất xơ, các vitamin, khoáng chất… Những dưỡng chất này sẽ giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ khả năng xử lý thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả cho cơ thể. Trẻ sở hữu hệ tiêu hóa tốt sẽ chuyển hóa thức ăn tốt, nhanh đói và tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng. Ba mẹ có thể bổ sung vi chất cho con thông qua các loại thực phẩm phổ biến như: rau xanh, hoa quả, trái cây… 

– Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ cũng rất quan trọng. Lợi khuẩn được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm lên men như phô mai, sữa chua… giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, đồng thời ức chế các vi khuẩn có hại. Ngoài lợi khuẩn thường thấy là Probiotics, hiện nay Postbiotics – một chế phẩm phụ được tạo ra trong quá trình lên men vi khuẩn Probiotics, cũng đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào việc cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Khác với Probiotics bao gồm các vi sinh vật sống hoạt động, Postbiotics là “một hỗn hợp gồm những vi sinh vật đã bị bất hoạt và thành phần của chúng mang lại lợi ích về sức khỏe cho vật chủ”. Postbiotics có độ ổn định tốt, giúp giữ cân bằng microbiota (tập hợp lớn các vi sinh vật sống dưới hình thức cộng sinh trong cơ thể con người), nuôi dưỡng tế bào đường ruột nhằm tránh rối loạn hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. 

Nhằm mang đến một giải pháp tốt cho hệ tiêu hóa ở trẻ, các nhà khoa học của Nutricare cùng Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA) đã cho ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng Metacare Opti mới. Sản phẩm tiên phong sở hữu đột phá Công nghệ lợi khuẩn Postbiotic, bổ sung tới 30 tỷ lợi khuẩn (hệ lợi khuẩn Postbiotic LBiome và Postbiotic L. Lactis) bảo vệ đường ruột của trẻ khỏi sự xâm nhập của các mầm bệnh, khôi phục sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột và thúc đẩy sự sinh sôi của các lợi khuẩn.

Metacare Opti bổ sung thêm HMO kết hợp với chất xơ giúp bé tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột. Sữa non 24h từ Mỹ có trong sản phẩm cũng hỗ trợ tăng cường đề kháng. Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện, sản phẩm cung cấp đến 60 dưỡng chất thiết yếu cùng Đạm Whey dễ hấp thu, Lysin, Kẽm giúp tăng chuyển hóa năng lượng và tăng cân hiệu quả. Thêm vào đó, bộ ba dưỡng chất Canxi, K2, D3 hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao vượt trội. Chỉ với 2 ly sữa bột pha chuẩn hoặc 3 hộp sữa bột pha sẵn mỗi ngày, Metacare Opti hỗ trợ giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến các bệnh tiêu hóa, tăng cường miễn dịch tự nhiên giúp bé tăng cân, cao lớn một cách toàn diện. 

– Cuối cùng, cha mẹ hãy thường xuyên cho con vận động, tập thể dục, thể thao. Ở trẻ em, vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ giải phóng năng lượng trong cơ thể. Khi năng lượng tiêu hao hết, trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống để bổ sung phần năng lượng thiếu hụt. Trong trạng thái thèm ăn hoặc xuất hiện cơn đói, bé sẽ ăn ngon và ăn nhiều hơn. Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy thường xuyên massage cho trẻ. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, hỗ trợ trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

Năng lượng trong cơ thể bé rất nhanh được tiêu thụ trong những trò chơi vận động

Kết luận: Tiêu hóa kém ở trẻ là tình trạng khá phổ biến và là căn nguyên của việc biếng ăn, chậm phát triển ở trẻ. Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cùng lợi khuẩn và kết hợp vận động đúng cách sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa để trẻ được phát triển toàn diện. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.https://benhvienhanoi.vn/co-che-hoat-dong-cua-he-tieu-hoa/

2.https://medlatec.vn/tin-tuc/ly-do-gay-nen-tinh-trang-tieu-hoa-kem-o-tre-va-cach-khac-phuc-s75-n21889

3.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease

4.https://tamanhhospital.vn/tieu-chay-o-tre-em/

5.https://tytphuonglinhtay.medinet.gov.vn/cham-soc-suc-khoe-tre-em/canh-giac-voi-benh-tieu-chay-o-tre-em-mua-nang-nong-c11025-150483.aspx

6.https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/constipation-in-children/

7.https://suckhoedoisong.vn/roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169240513130501857.htm

8.https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/digestive-disorders

9.https://careplusvn.com/en/childrens-poor-absorption-slow-weight-gain-a-common-concern

10.https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/bieng-an-va-ken-an-o-tre-nho/

11.https://benhvienthucuc.vn/mach-me-5-nguyen-nhan-khien-tre-bieng-an-cham-tang-can/?srsltid=AfmBOoqfAkiicF54OkB5DfN46vHlrUeT_uXnexNAxvawBszgPAX79L9x

12.http://1000ngayvang.viendinhduong.vn/vi/tin-tu%CC%81c-1000-ngay-vang.nd2/1000-ngay-vang-%E2%80%93-co-hoi-dung-bo-lo.i411.html

13.https://truyenhinhnghean.vn/suc-khoe-doi-song/201510/tieu-hoa-anh-huong-den-phat-trien-tri-nao-cua-tre-645940/

14.https://vncdc.gov.vn/vi-chat-dinh-duong-tuong-nho-ma-khong-nho-nd13933.html

15.https://www.webmd.com/children/features/digestive-health

16.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/postbiotics-la-gi-vi

17.https://isappscience.org/should-the-concept-of-postbiotics-make-us-see-probiotics-from-a-new-perspective/

 

Có thể bạn quan tâm

Dinh dưỡng cho người bệnh suy giáp

Cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp là phương pháp điều trị hiệu quả cho người mắc các...
Xem thêm

Khuyến nghị của ESPEN về dinh dưỡng đường ruột tại nhà

This guideline will inform physicians, nurses, dieticians, pharmacists, caregivers and other home enteral nutrition (HEN) providers about the indications and...
Xem thêm

Tầm quan trọng của Vi chất dinh dưỡng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là yếu tố cơ bản để đảm bảo sự phát triển và tăng...
Xem thêm