
Chế độ ăn truyền thống của người Việt có nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng và một bộ phận đáng kể trẻ em <11 tuổi không đáp ứng được khẩu phần ăn khuyến nghị của Việt Nam (RDA) đối với nhiều loại chất dinh dưỡng. Các sản phẩm từ sữa được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao; đặc biệt, sữa cung cấp pProtein chất lượng cao và hàm lượng phù hợp Canxi, Magie, Vitamin B2, Vitamin B12, vitamin B5.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự đóng góp của sữa vào lượng dinh dưỡng tổng thể trong khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam và hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sữa.
Lượng thức ăn tiêu thụ, bao gồm cả sữa, được tổng hợp trong vòng 24h ở 2811 trẻ em Việt Nam được chia thành 4 nhóm tuổi: 1- 2,9 tuổi, 3- 5,9 tuổi, 6-8,9 tuổi, 9-11,9 tuổi và sữa được phân thành 6 sản phẩm, các nhóm dựa trên thông tin có sẵn trong bảng thành phần thực phẩm của Việt Nam.
Lượng tiêu thụ sữa cao hơn có liên quan đến lượng tiêu thụ cao hơn đáng kể (tính theo % nhu cầu trung bình ước tính và % RDA) của tất cả các chất dinh dưỡng được đánh giá; đồng thời tác động lớn nhất và mối liên hệ mạnh nhất được tìm thấy đối với Vitamin B2, Canxi, Vitamin D, chất béo, Vitamin B1, Protein, Vitamin A, và kẽm. Tuổi tác, khu vực cư trú và tình trạng giàu/nghèo có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm sữa. Hơn nữa, tuổi tác cũng ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, thường thấp hơn ở độ tuổi lớn hơn, đặc biệt là sau 6 tuổi.
Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ em trong độ tuổi đi học ở Việt Nam cần được chú ý đặc biệt và (tăng cường bổ sung) sữa có thể đóng một vai trò quan trọng khẩu phần ăn của trẻ.